và pháp luật quản lý thuế nói riêng
Luật QLT được triển khai đồng bộ và thống nhất về các mặt : từ ban hành chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy QLT tới hướng dẫn thi hành từ cơ sở. Có thể nói về cơ bản Luật đã được thi hành tốt từ ngày 1/7/2007. Đây là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi trong cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy ngành thuế. Xác định rõ phạm vi điều chỉnh của các luật thuế với Luật QLT.
Nguyên nhân đạt được kết quả này là do :
Một là: Sù chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các địa phương trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật và tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện luật.
Hai là: Bé tài chính đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ như Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan phối hợp cùng các Vụ đã chuẩn bị tốt và có biện pháp, giải pháp cụ thể trong việc triển khai thực hiện.
a ) KÕt quả từ phía cơ quan QLT
Công tác quản lý thuế đã hình thành một tổ chức thống nhất trong cả nước và từng bước được củng cố, tăng cường, kiện toàn cả về tổ chức bộ máy quản lý thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý.Theo đó, tổ chức bộ máy của các phòng thuộc Tổng cục thuế,Văn phòng Cục Thuế và Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế (các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) được chuyển đổi, sắp xếp lại theo mô hình chức năng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới.
Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của lãnh đạo Tổng cục thuế, các Cục Thuế, cỏc Phũng, Chi cục Thuế có tính trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào 4 chức năng chính là tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đăng ký kê khai thuế và kế toán thuế, kiểm tra, thanh tra, quản lý nợ và xử lý nợ đọng thuế.
Công chức, viên chức thuế được phân loại, đánh giá, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng chuyờn sõu, chuyên nghiệp theo chức năng quản lý. Đặc biệt, nhận thức cũng như trình độ chuyên môn của mỗi công chức, viên chức thuế được nâng cao hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được đặt lên hàng đầu. Trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hỗ trợ NNT(người nộp thuế), cơ quan thuế các cấp đã biên soạn tài liệu, kịp thời cung cấp thông tin, xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện Luật QLT; hỗ trợ trực tiếp qua cơ quan thuế hơn 115.600 lượt; hỗ trợ qua điện thoại hơn 113.900 lượt, giải đáp bằng văn bản hơn 12.700 văn bản, tổ chức tập huấn về chính sách và thủ tục hành chính thuế cho gần 120.000 lượt NNT; Đây được xem là những chuyển biến rõ ràng nhất trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT khi DN được nâng lên vị trí khách hàng quan trọng, thay vì đối tượng bị quản lý như trước kia.[20],[21]
b ) KÕt quả từ phía người nép thuế
Có thể đánh giá những kết quả tích cực từ phía người nép thuế trên các mặt sau:
Thứ nhất, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ngày càng
được nâng cao, vai trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế từng bước được tăng cường. Nhiều tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đã được cơ quan Nhà nước tôn vinh. Dư luận xã hội ngày càng quan tâm nhiều đến công tác thuế, tích cực phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong công tác quản lý thuế, phản ánh và phê phán những hành vi trốn thuế và gian lận tiền thuế.
Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế như: đăng ký, kê khai thuế được chủ động hơn, tờ khai thuế nộp kịp thời và nội dung ghi trong tờ khai cũng cụ thể rõ ràng hơn, nhờ vậy tỷ lệ tờ khai chưa nộp, quá hạn và lỗi giảm dần.
Đối với doanh nghiệp và người nép thuế về cơ bản đã thực hiện được cơ chế tự khai, tự tính, tự nép thuế theo quy định của luật QLT.
Thứ hai, đỏnh giá theo chức năng QLT đã thực hiện đạt được kết quả
tốt :
Một là: Việc thực hiện lập và gửi tờ khai thuế hàng kỳ của doanh nghiệp và người nộp thuế đã tốt hơn : số lượng doanh nghiệp gửi tờ khai tăng, tỷ lệ gửi tờ khai đúng hạn đã tăng từ trên 70% nay thường đạt từ 85% - 90%. Số lỗi, sai sót trong kê khai thống nhất cho doanh nghiệp (theo chương trình mã vạch 2chiều). Việc cung ứng chương trình kê khai thuế vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong kê khai kiểm tra giảm sai sót, đối với ngành thuế công tác kiểm tra ,nhập dữ liệu trên tờ khai cũng nhanh hơn nhiều so với nhập từng chỉ tiêu và không bị nhầm, sót.[6]
Qua cơ chế tự tính - tự khai - tự nộp thuế, Luật QLT đã tạo ra hàng lang pháp lý rõ ràng để nâng cao ý thức của người dân trong xã hội về việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN (ngõn sách nhà nước).. Số liệu cuối năm 2007 so với thời điểm 01/07/2007 tỷ lệ các tờ khai thuế GTGT chưa nộp, quá hạn và lỗi giảm là 27%, 65% và 32%; các tờ khai khác như thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế thu nhập doanh nghiệp… tỷ lệ tờ khai quá hạn bình quân đã giảm đáng kể. [21]
Hai là: Cụng tác quản lý và giải quyết hoàn thuế được kịp thời hơn, đúng hơn do phân loại rõ các đối tượng, trường hợp kiểm tra trước hoàn sau và trường hợp hoàn trước kiểm tra sau. Hồ sơ và hệ thống thông tin để kiểm tra hoàn thuế đầy đủ và rõ ràng hơn. Cơ quan thuế cập nhập nắm và phân tích được chi tiết sè thuế hoàn, cơ cấu hoàn cho đầu tư, xuất khẩu và các trường hợp khác
Ba là: Công tác quản lý nợ đọng thuế : đã cơ bản tổng hợp được số nợ thời điểm trước khi thực hiện Luật QLT, nợ 31/12/2007 và các kỳ năm 2008.
Trên cơ sở những điều chỉnh của Luật QLT, ngành thuế đã xây dựng bộ máy quản lý nợ từ trung ương đến địa phương đã phân tích được nguyên nhân nợ và tình trạng nợ trong toàn ngành, phân tích được cơ cấu, loại nợ từ đó triển khai các biện pháp đồng bộ để xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu nợ mới phát sinh, áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ. Trên cơ sở đó có biện pháp quản lý thu nợ, xử lý nợ tồn đọng sát thực và hiệu quả hơn, số nợ đã giảm về tỷ lệ(%) so với số thu.
Tính đến 31/12/2007, các khoản nợ ngân sách chỉ còn chiếm 3,2% trên tổng số thuế thu NSNN và có xu hướng giảm tiếp trong 8 tháng đầu năm 2008. [22]
Bốn là: Kết quả kiểm tra, thanh tra ngăn chặn, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, truy thu ngân sách nhà nước số thuế Èn lậu hàng trăm tỷ đồng. Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện đúng quy chế, quy trình đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế trong thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra.
Việc thực hiện thanh tra theo quy định của Luật QLT vừa tập trung được nguồn lực để thực hiện công tác thanh tra đúng đối tượng theo sự phân loại tốt, chưa tốt, dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật, nhằm chống thất thu về
thuế có hiệu quả hơn, và đặc biệt không làm phiền những trường hợp đã thực hiện tốt pháp luật thuế. Kết quả này thể hiện rõ qua con số: năm 2007, tổng số doanh nghiệp toàn ngành đã tiến hành thanh tra và kiểm tra tăng khoảng 25% so với năm 2006 nhưng số thuế truy thu tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2006. [22]
Thứ ba, đánh giá về kết quả thu ngân sách nhà nước, có thể nói đây là
một chỉ tiêu, một thước đo cơ bản, quan trọng để đánh giá về chính sách thuế, công tác quản lý thuế và ý thức tuân thủ pháp luật của người nép thuế.
Kết quả thu năm 2007 so với dự toán Quốc hội và Chính phủ giao cả thu nội địa và thu của ngành hải quan đều vượt mức và tăng hơn năm 2006
Chỉ tớnh riờng 6 tháng cuối năm 2007 đã tăng 31,5% so với 6 tháng đầu năm 2007 (thời điểm chưa thực hiện Luật Quản lý thuế). (1)
năm 2008 ,Tổng số thu nội địa do ngành Thuế quản lý ước đạt 121,2% dự toán pháp lệnh, vượt 16,3 % dự toán phấn đấu, tăng 23% so với năm 2007 [20]
Thứ tư, vÒ cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý
thuế và hải quan. Đây vừa là mục tiêu, vừa là đòi hỏi khách quan của công tác QLT và hải quan trong giai đoạn hiện nay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của Luật QLT và mô hình tổ chức bộ máy mới, năm 2007 ngành thuế đã triển khai gần 50 phần mềm ứng dụng dùng chung thống nhất trong toàn ngành; Đã triển khai hạ tầng kỹ thuật mạng hiện đại, hoàn thiện mô hình mạng trực tuyến kết nối rộng toàn quốc bao gồm gần 700 mạng cục bộ với hơn 2 nghìn máy chủ, hàng nghìn thiết bị mạng và gần 3 vạn máy tính cá nhân. [21]
Hệ thống biểu mẫu kê khai thuế, báo cáo thuế được đơn giản và chuẩn hoá hơn....