Lý thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 28 - 29)

Dựa trên lý thuyết học tập xã hội Bandura (1997) đã phát triển thành lý thuyết nhận thức xã hội. Lý thuyết này đưa ra giả thuyết rằng các cá nhân xem xét kết hợp các yếu tố cá nhân, xã hội và môi trường để đưa ra các quyết định thể hiện một hành vi nào đó hay không.

Thuyết học tập xã hội nhận định các cá nhân có thể tìm hiểu, học tập thông qua việc quan sát những người khác. Môi trường bên ngoài cũng là một yếu tố quan trọng, tác động đến hành vi và nhận thức của một con người, tồn tại mối quan hệ bộ ba đối ứng giữa môi trường, hành vi và nhận thức của con người (Lee, 2006). Những gì quan sát được ngoài môi trường có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người. Cá nhân thực hiện hành vi dựa vào các yếu tố ảnh hưởng cá nhân và môi trường tự nhiên - xã hội, nhận được sự phản hồi từ môi trường, điều chỉnh hành vi, rồi lại thực hiện hành vi, rồi lại điều chỉnh, quy trình lặp lại liên tục.

Dựa theo lý thuyết học tập xã hội, các nhân viên quan sát môi trường xã hội bên ngoài, từ đó có những hành vi dựa theo nhận thức của mình. Trong đó, nhận thức cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố tự hiệu quả và kết quả mong đợi, ảnh hưởng của xã hội thì dựa trên niềm tin. Do đó, nhân viên trong một tổ chức chỉ sẵn lòng chia sẻ tri thức khi họ chắc chắn rằng hành vi này sẽ đem lại hiệu quả tốt cho các đồng nghiệp trong tổ chức (Bock và cộng sự, 2005; Tan, 2016).

17

Theo Bandura (1997) thì sự tự chủ của cá nhân có tác động đến khả năng tổ chức hành vi nhất định. Những cá nhân này sẽ xây dựng tính tự chủ của bản thân dựa trên môi trường, cá tính, mục tiêu và mạng lưới xã hội mà họ tìm thấy. Do đó, cá nhân có thể hình thành mức độ tự chủ tùy thuộc kỳ vọng vào kết quả. Như vậy, lý thuyết xã hội đưa ra khẳng định niềm tin và sự tự chủ của cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân. Điều này cũng chứng tỏ vai trò quan trọng của yếu tố niềm tin và tự chủ của cá nhân trong việc chia sẻ tri thức.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 28 - 29)