Hai lý thuyết về hành vi, đó là thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) đã được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để giải thích về hành vi chia sẻ tri thức. Cả TRA và TPB được coi là có thể áp dụng trong nghiên cứu chia sẻ tri thức (Bock và cộng sự, 2005).
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được giới thiệu bởi (Fishbein và Ạjzen, 1975) Thuyết hành động hợp lý TRA được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy hành vi được thực hiện bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ này đã được thực nghiệm trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu (Ajzen, 1991; Ajzen và Fishbein, 1980; Sheppard và cộng sự, 1988). Hai yếu tố chính tác động đến ý định đó là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ của một cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá với kết quả của hành vi thực hiện. Ajzen (1985) định nghĩa chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hành vi đó. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của cá nhân và động cơ thúc đẩy cá nhân làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với cá nhân thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn chia sẻ của họ. Niềm tin của cá nhân vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn chia sẻ của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn, Ý định chia sẻ của cá nhân sẽ bị tác động bởi mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.
19