Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 53)

Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên với đồng nghiệp tại Đại học Tài chính – Markeing, tác giả chia quá trình nghiên cứu theo hai giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Các giai đoạn nghiên cứu thể hiện như bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu

STT Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu Số lượng mẫu Thời gian thực hiện 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 04/2021 Định lượng Khảo sát bằng bảng hỏi 110 5/2021 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng hỏi 203 07/2021 đến 10/2021

42

Hình 3.1: Qui trình thực hiện nghiên cứu 3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, làm cơ sở đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Ngoài việc nghiên cứu tài liệu, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng để làm rõ và điều chỉnh các thang đo theo quan điểm của đối tượng nghiên cứu. Các bước tiến hành nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:

Nghiên cứu lý thuyết và các đề tài liên quan

Khảo sát định lượng n=203

Phân tích dữ liệu

- Thống kê mô tả mẫu

- Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và EFA

- Phân tích tương quan và hồi quy

- Tính giá trị trung bình các phát biểu

Kết luận và hàm ý quản trị

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp, hàm ý quản trị, định hướng nghiên cứu tiếp theo

Thang đo chính thức

Thảo luận tay đôi (n=10)

Điều chỉnh thang đo Phát triển

thang đo nháp

43

(1) Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hành vi, tri thức, chia sẻ tri thức. Nghiên cứu các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ các lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã tìm ở hai bước trên, tiến hành xây dựng thang đo nháp.

Kết quả của bước 1 đó là nhóm nghiên cứu đã đề xuất được mô hình nghiên cứu bao gồm 7 nhân tố (như đã trình bày trong chương 2), tuy nhiên 7 nhân tố đó được điều chỉnh về các biến thành phần cho phù hợp đặc điểm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing.

(2) Tiến hành thảo luận tay đôi với 10 giảng viên hiện công tác tại 10 khoa: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế - Luật, Kế toán – Kiểm Toán, Tài chính – Ngân hàng, Ngoại ngữ, Lý luận chính trị, Hệ thống thông tin quản lý, Thương Mại, Thuế - Hải quan, Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản của Đại học Tài chính – Marketing, nhằm điều chỉnh và hoàn thiện thang đo sơ bộ, làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ. Kết quả cho thấy các giảng viên đều đồng ý với các thành phần của thang đo hành vi chia sẻ tri thức, tuy nhiên có một số biến thành phần chưa rõ nghĩa hay sử dụng từ ngữ khó hiểu, cần được điều chỉnh như sau:

Biến thành phần IT2 trong thang Công nghệ thông tin: “Nhà trường có hệ thống mạng internet” chưa rõ nghĩa, có thể gây khó hiểu cho đáp viên vì từ “mạng internet” còn mơ hồ, nên sửa lại là: “Nhà trường có các phần mềm, hệ thống mạng nội bộ để các giảng viên có thể dễ dàng chia sẻ tri thức”.

Biến thành phần VA1 trong thang đo giá trị của việc chia sẻ: “Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp tổ chức hoàn thành công việc tốt và nhau chóng hơn”, phát biểu này có thể khiến đáp viên khó trả lời chính xác, cần bổ sung thêm mức độ hoàn thành công việc như thế nào, nên phát biểu lại là: “Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp nâng cao hiệu quả làm việc trong tổ chức”. Ngoài ra, các đáp viên cũng đề xuất thêm biến quan sát VA6: Việc chia sẻ tri thức giúp tôi thấy mình có giá trị hơn trong tổ chức, vì đáp viên cho rằng hành vi chia sẻ có thể giúp đạt được sự tưởng thưởng cho cá nhân khi cả thấy mình có giá trị hơn với tổ chức.

44

Biến Sự hỗ trợ của tổ chức, nhóm thảo luận đề xuất thêm biến quan sát Nhà trường luôn khuyến khích việc chia sẻ tri thức của giảng viên vì giảng viên cho rằng sự khuyến khích của nhà trường có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chia sẻ tri thức giảng viên.

Như vậy, từ việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và điều chỉnh được thang đo sơ bộ, từ kết quả này nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ nhằm kiểm tra thang đo thông qua nghiên cứu định lượng ban đầu. Bảng thang đo điều chỉnh sau thảo luận nhóm thể hiện trong bảng 3.2 bao gồm 7 thang đo (nhân tố) độc lập với và tổng cộng 38 biến quan sát.

Bảng 3.2: Thang đo nháp sau thảo luận nhóm

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo Sự tin tưởng

TR1 Đồng nghiệp tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR2 Đồng nghiệp sẽ không lợi dụng khi tôi chia

sẻ kiến thức với họ

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR3 Đồng nghiệp của tôi luôn trung thực khi chia

sẻ tri thức với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR4 Đồng nghiệp của tôi có trách nhiệm và đáng

tin cậy khi chia sẻ tri thức với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR5 Tôi tin rằng đồng nghiệp sẽ không lợi dụng

tri thức mà tôi chia sẻ để đối đầu với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015)

Giá trị của việc chia sẻ tri thức VA1 Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp nâng cao

45

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

VA2 Việc chia sẻ tri thức của tôi đóng góp vào sự phát triển của tổ chức

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA3 Việc chia sẻ tri thức của tôi góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA4 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi được đồng nghiệp đánh giá cao hơn

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA5 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA6 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi thấy mình có

giá trị hơn trong tổ chức Bổ sung từ kết quả thảo luận

Hệ thống khen thưởng

RE1

Nhà trường có chính sách khen thưởng về tài chính thỏa đáng trong các hoạt động chia sẻ tri thức

Bock và cộng sự (2005)

RE2

Nhà trường đánh giá cao và vinh danh các giảng viên có hoạt động chia sẻ tri thức tích cực

Bock và cộng sự (2005)

RE3

Các chính sách thi đua khen thưởng của nhà trường khuyến khích hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên

Bock và cộng sự (2005)

Sự hỗ trợ của tổ chức

OS1

Nhà trường có chính sách và quy chế chi tiêu hợp lý liên quan đến các hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên

Davenport và Pusak (1998)

OS2 Nhà trường luôn ủng hộ việc chia sẻ tri thức

46

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

OS3 Nhà trường luôn khuyến khích giảng viên

chia sẻ tri thức Bock và cộng sự (2005) OS4 Nhà trường sẵn sàng hỗ trợ/tạo điều kiện

cho việc chia sẻ tri thức của giảng viên Bock và cộng sự (2005)

Công nghệ thông tin

IT1 Nhà trường có cơ sở dữ liệu đầy đủ liên quan đến hoạt động chia sẻ tri thức

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

IT2

Nhà trường có các phần mềm, hệ thống mạng nội bộ để các giảng viên có thể dễ dàng chia sẻ tri thức

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

IT3

Nhà trường thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc chia sẻ tri thức

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

IT4

Nhà trường thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo/tập huấn về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

Tính cách hướng ngoại

EXT1 Tôi là người thân thiện, dễ gần Akhavan và cộng sự (2015) EXT2 Tôi thích những hoạt động giao lưu, gặp gỡ

mọi người Akhavan và cộng sự (2015) EXT3 Tôi luôn thoải mái khi làm việc nhóm Akhavan và cộng sự (2015)

EXT4 Tôi luôn hoà đồng, nhiệt tình, năng nổ trong

giao tiếp Akhavan và cộng sự (2015)

EXT5 Tôi cảm thấy bị cô lập và cảm giác bị bỏ rơi

47

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

EXT6 Tôi thích là người truyền cảm hứng Akhavan và cộng sự (2015)

Tính cách hướng nội

INT1 Tôi ít cởi mở khi giao tiếp Akhavan và cộng sự (2015) INT2 Tôi khó hòa đồng trong tập thể Akhavan và cộng sự (2015) INT3 Tôi luôn giữ suy nghĩ của mình ít khi chia sẻ Akhavan và cộng sự (2015) INT4 Tôi là người thích lắng nghe hơn chia sẻ Akhavan và cộng sự (2015) INT5 Tôi rất ít khi thảo luận chia sẻ với người

khác Akhavan và cộng sự (2015) INT6 Tôi không dễ tin tưởng người khác Akhavan và cộng sự (2015)

Hành vi chia sẻ tri thức

KS1 Tôi luôn tích cực chia sẻ hiểu biết của mình với đồng nghiệp.

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

KS2 Tôi chia sẻ tất cả hiểu biết của mình khi đồng nghiệp hỏi ý kiến tôi

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

KS3 Tôi luôn hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chia sẻ tri thức

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

KS4 Tôi tham gia tích cực vào các hoạt động chia sẻ tri thức trong tổ chức

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều chỉnh thang đo

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được xây dựng dựa trên các câu hỏi thành phần và thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng thang Likert với 5 mức đo lường từ (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình

48

thường, (4) Đồng ý và (5) Rất đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của các đối tượng khảo sát với từng phát biểu (biến quan sát).

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1 Mục đích

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với cỡ mẫu 110 quan sát nhằm mục đích đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ được chọn theo đề xuất của Nguyễn Đình Thọ (2011). Nhằm đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu, nghiên cứu đã tiếp cận trực tiếp, gạn lọc và khảo sát 120 giảng viên, kết quả kiểm tra kết quả khảo sát giữ lại 110 quan sát hợp lệ để phân tích sơ bộ, 10 quan sát bị loại vì có nhiều câu trả lời bị thiếu hoặc cho điểm giống nhau trong các phát biểu. Sau khi hoàn thiện thang đo, bước nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với mẫu n=300. Nghiên cứu sử dụng phần mềm IBM SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu nghiên cứu

3.2.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các giảng viên đang làm việc tại Đại học Tài chính – Marketing. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, và thu thập dữ liệu thông qua phát bảng câu hỏi trực tiếp, gián tiếp qua email. Mặc dù có thể dễ dàng có được danh sách giảng viên đang công tác tại Đại học Tài chính – Marketing, tuy nhiên việc chọn mẫu theo phương pháp xác suất gây khó khăn và mất thời gian hơn so với phương pháp chọn thuận tiện, trong khi đó phương pháp chọn mẫu thuận tiện vẫn đảm bảo được độ tin cậy trong nghiên cứu.

3.2.2.3 Xác định qui mô mẫu

Về số lượng mẫu, nhóm nghiên cứu dựa vào các quan điểm của chuyên gia về xác định cỡ mẫu. Nguyên tắc mẫu càng lớn thì tính chính xác càng cao nhưng lại tốn kém chi phí và thời gian (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Khi xác định cỡ mẫu, nhà nghiên cứu xem xét nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, độ tin cậy, kỹ thuật phân tích. Theo Hair và cộng sự (2010), cỡ mẫu cần phải được

49

xem xét trong sự tương quan với số lượng các thông số ước lượng và nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (maximum likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 2000 (Holter, 1983, trích từ Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Bên cạnh đó, theo Bolen (1989), tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu là: tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1). Tuy nhiên theo những quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Với những nghiên cứu có sử dụng hồi quy thì để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì kích thước phải thỏa công thức: n>= 8m + 50 (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến quan sát trong mô hình, n > 8*6 + 50, n> 98).

Theo như những gì đã thảo luận trên đây, nếu dựa trên quan điểm của Bolen, tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng, nghiên cứu này có tổng số thông số ước lượng là 37, vậy cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải đạt là 185 (tuân theo tỷ lệ 5:1). Bài nghiên cứu có phân tích hồi quy với 7 biến độc lập, vậy theo Tabachnick và Fidell (1996), số mẫu cần khảo sát là 90 (n=8*5+50). Nếu dựa trên quan điểm của Hair và cộng sự, cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hơn 150. Theo Anderson và Gerbing (1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tế, cỡ mẫu từ 150 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn đủ nhỏ. Như vậy, cỡ mẫu lớn hơn 185 là có thể chấp nhận được. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiên cứu này là 185. Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận trên đây và dựa vào số lượng giảng viên thực tế tại Đại học Tài chính – Marketing, nhóm nghiên cứu đã phát ra 300 phiếu điều tra.

3.2.3 Phân tích dữ liệu định lượng chính thức

50

1. Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của các bảng câu hỏi thu thập được, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu và tiến hành làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

2. Bước 2: Phân tích thống kê mô tả: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được;

3. Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách tính hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA;

4. Bước 4: Phân tích hồi quy tuyến tính bội

5. Bước 5: Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Trong phân tích độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng khá phổ biến. Hệ số này được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị, các mức giá trị của hệ số này nếu lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu mới (Nguyễn Đình Thọ, 2014) trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Nguyên tắc kiểm định độ tin cậy dựa trên kết quả hệ số tin cậy Crobach’s alpha và việc cải thiện hệ số này có thể xem xét dựa trên giá trị “Cronbach’s alpha nếu loại biến”. Nếu tại một biến, mà giá trị Crobach’s alpha sau khi loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s alpha tính được thì có thể xem xét loại biến này

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 53)