Từ 7 giả thuyết đã được đề cập ở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: biến phụ thuộc: Chia sẻ tri thức; các biến độc lập: Sự tin tưởng, Giá trị của việc chia sẻ tri thức, Hệ thống khen thưởng, Sự hỗ trợ của tổ chức, Công nghệ thông tin, Tính cách hướng ngoại, Tính cách hướng nội. Các giả thuyết được tổng hợp trong bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố được trình bày như hình 2.5.
38
Mô hình nghiên cứu có thể được thể hiện như sau:
Y = β0 + β1X1+β2X2+ β3X3+ β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7+ ε
Trong đó: Y là hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp β0: Hệ số chặn; β1, β2….β7: Hệ số của các biến độc lập; ε: Sai số của mô hình
X1 : Sự tin tưởng (TR); X2: Giá trị của việc chia sẻ tri thức (VS); X3: Hệ thống khen thưởng (RE); X4: Sự hỗ trợ của tổ chức (OS); X5: Công nghệ thông tin (IT); X6: Tính cách hướng ngoại (EXT), X7 : Tính cách hướng nội (INT)
Y: Hành vi chia sẻ tri thức (KS) tại UFM.
Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu GIẢ
THUYẾT NỘI DUNG KỲ VỌNG
H1 Sự tin tưởng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
(+)
H2 Giá trị của việc chia sẻ tri thức có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
(+)
H3 Hệ thống khen thưởng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
(+)
H4 Sự hỗ trợ của tổ chức có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
(+)
H5 Công nghệ thông tin có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
(+)
H6 Tính cách hướng ngoại có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
(+)
H7 Tính cách hướng nội có ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi chia sẻ tri thức
39
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sự hỗ trợ của tổ chức Giá trị của việc chia sẻ
tri thức Sự tin tưởng Hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên Hệ thống khen thưởng
Công nghệ thông tin
H1(+) H2(+) ) H4(+ ) H3(+ ) H7(-) Tính cách hướng ngoại Tính cách hướng nội H5(+ ) H6(+)
40
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 giới thiệu tổng quan về hành vi chia sẻ tri thức của cá nhân, trình bày một số cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. Đồng thời, kế thừa kết quả một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hành vi chia sẻ tri thức của cá nhân. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình và các giả thuyết các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Theo đó, hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp ảnh hưởng bởi 7 yếu tố: (1) Sự tin tưởng, (2) Giá trị của việc chia sẻ tri thức, (3) Hệ thống khen thưởng; (4) Sự hỗ trợ của tổ chức; (5) Công nghệ thông tin; (6) Tính cách hướng ngoại; (7) Tính cách hướng nội
41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để kiểm định mô hình hình nghiên cứu được trình bày ở chương trước, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu thích hợp dựa trên sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Các phương pháp định tính được sử dụng để hình thành thang đo chính thức. Các phương pháp định lượng được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức. Kết quả kiểm định cũng được trình bày ở chương này. Từ kết quả kiểm định được, tác giả đánh giá và thảo luận về tác động của các yếu tố đối với hoạt động chia sẻ tri thức giữa giảng viên với đồng nghiệp tại Đại học Tài chính - Marketing. Kết quả kiểm định này là nền tảng để đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan ở chương tiếp theo. Theo đó, các nội dung chính của chương 3 bao gồm: Phần thứ nhất quy trình và phương pháp nghiên cứu. Phần thứ hai mô tả dữ liệu nghiên cứu và phần thứ ba trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận.