Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 54 - 60)

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, làm cơ sở đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Ngoài việc nghiên cứu tài liệu, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng để làm rõ và điều chỉnh các thang đo theo quan điểm của đối tượng nghiên cứu. Các bước tiến hành nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:

Nghiên cứu lý thuyết và các đề tài liên quan

Khảo sát định lượng n=203

Phân tích dữ liệu

- Thống kê mô tả mẫu

- Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và EFA

- Phân tích tương quan và hồi quy

- Tính giá trị trung bình các phát biểu

Kết luận và hàm ý quản trị

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp, hàm ý quản trị, định hướng nghiên cứu tiếp theo

Thang đo chính thức

Thảo luận tay đôi (n=10)

Điều chỉnh thang đo Phát triển

thang đo nháp

43

(1) Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hành vi, tri thức, chia sẻ tri thức. Nghiên cứu các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ các lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã tìm ở hai bước trên, tiến hành xây dựng thang đo nháp.

Kết quả của bước 1 đó là nhóm nghiên cứu đã đề xuất được mô hình nghiên cứu bao gồm 7 nhân tố (như đã trình bày trong chương 2), tuy nhiên 7 nhân tố đó được điều chỉnh về các biến thành phần cho phù hợp đặc điểm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing.

(2) Tiến hành thảo luận tay đôi với 10 giảng viên hiện công tác tại 10 khoa: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế - Luật, Kế toán – Kiểm Toán, Tài chính – Ngân hàng, Ngoại ngữ, Lý luận chính trị, Hệ thống thông tin quản lý, Thương Mại, Thuế - Hải quan, Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản của Đại học Tài chính – Marketing, nhằm điều chỉnh và hoàn thiện thang đo sơ bộ, làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ. Kết quả cho thấy các giảng viên đều đồng ý với các thành phần của thang đo hành vi chia sẻ tri thức, tuy nhiên có một số biến thành phần chưa rõ nghĩa hay sử dụng từ ngữ khó hiểu, cần được điều chỉnh như sau:

Biến thành phần IT2 trong thang Công nghệ thông tin: “Nhà trường có hệ thống mạng internet” chưa rõ nghĩa, có thể gây khó hiểu cho đáp viên vì từ “mạng internet” còn mơ hồ, nên sửa lại là: “Nhà trường có các phần mềm, hệ thống mạng nội bộ để các giảng viên có thể dễ dàng chia sẻ tri thức”.

Biến thành phần VA1 trong thang đo giá trị của việc chia sẻ: “Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp tổ chức hoàn thành công việc tốt và nhau chóng hơn”, phát biểu này có thể khiến đáp viên khó trả lời chính xác, cần bổ sung thêm mức độ hoàn thành công việc như thế nào, nên phát biểu lại là: “Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp nâng cao hiệu quả làm việc trong tổ chức”. Ngoài ra, các đáp viên cũng đề xuất thêm biến quan sát VA6: Việc chia sẻ tri thức giúp tôi thấy mình có giá trị hơn trong tổ chức, vì đáp viên cho rằng hành vi chia sẻ có thể giúp đạt được sự tưởng thưởng cho cá nhân khi cả thấy mình có giá trị hơn với tổ chức.

44

Biến Sự hỗ trợ của tổ chức, nhóm thảo luận đề xuất thêm biến quan sát Nhà trường luôn khuyến khích việc chia sẻ tri thức của giảng viên vì giảng viên cho rằng sự khuyến khích của nhà trường có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chia sẻ tri thức giảng viên.

Như vậy, từ việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và điều chỉnh được thang đo sơ bộ, từ kết quả này nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ nhằm kiểm tra thang đo thông qua nghiên cứu định lượng ban đầu. Bảng thang đo điều chỉnh sau thảo luận nhóm thể hiện trong bảng 3.2 bao gồm 7 thang đo (nhân tố) độc lập với và tổng cộng 38 biến quan sát.

Bảng 3.2: Thang đo nháp sau thảo luận nhóm

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo Sự tin tưởng

TR1 Đồng nghiệp tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR2 Đồng nghiệp sẽ không lợi dụng khi tôi chia

sẻ kiến thức với họ

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR3 Đồng nghiệp của tôi luôn trung thực khi chia

sẻ tri thức với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR4 Đồng nghiệp của tôi có trách nhiệm và đáng

tin cậy khi chia sẻ tri thức với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR5 Tôi tin rằng đồng nghiệp sẽ không lợi dụng

tri thức mà tôi chia sẻ để đối đầu với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015)

Giá trị của việc chia sẻ tri thức VA1 Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp nâng cao

45

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

VA2 Việc chia sẻ tri thức của tôi đóng góp vào sự phát triển của tổ chức

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA3 Việc chia sẻ tri thức của tôi góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA4 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi được đồng nghiệp đánh giá cao hơn

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA5 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA6 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi thấy mình có

giá trị hơn trong tổ chức Bổ sung từ kết quả thảo luận

Hệ thống khen thưởng

RE1

Nhà trường có chính sách khen thưởng về tài chính thỏa đáng trong các hoạt động chia sẻ tri thức

Bock và cộng sự (2005)

RE2

Nhà trường đánh giá cao và vinh danh các giảng viên có hoạt động chia sẻ tri thức tích cực

Bock và cộng sự (2005)

RE3

Các chính sách thi đua khen thưởng của nhà trường khuyến khích hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên

Bock và cộng sự (2005)

Sự hỗ trợ của tổ chức

OS1

Nhà trường có chính sách và quy chế chi tiêu hợp lý liên quan đến các hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên

Davenport và Pusak (1998)

OS2 Nhà trường luôn ủng hộ việc chia sẻ tri thức

46

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

OS3 Nhà trường luôn khuyến khích giảng viên

chia sẻ tri thức Bock và cộng sự (2005) OS4 Nhà trường sẵn sàng hỗ trợ/tạo điều kiện

cho việc chia sẻ tri thức của giảng viên Bock và cộng sự (2005)

Công nghệ thông tin

IT1 Nhà trường có cơ sở dữ liệu đầy đủ liên quan đến hoạt động chia sẻ tri thức

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

IT2

Nhà trường có các phần mềm, hệ thống mạng nội bộ để các giảng viên có thể dễ dàng chia sẻ tri thức

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

IT3

Nhà trường thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc chia sẻ tri thức

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

IT4

Nhà trường thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo/tập huấn về công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên

Lin (2007), Al-Alawi (2007)

Tính cách hướng ngoại

EXT1 Tôi là người thân thiện, dễ gần Akhavan và cộng sự (2015) EXT2 Tôi thích những hoạt động giao lưu, gặp gỡ

mọi người Akhavan và cộng sự (2015) EXT3 Tôi luôn thoải mái khi làm việc nhóm Akhavan và cộng sự (2015)

EXT4 Tôi luôn hoà đồng, nhiệt tình, năng nổ trong

giao tiếp Akhavan và cộng sự (2015)

EXT5 Tôi cảm thấy bị cô lập và cảm giác bị bỏ rơi

47

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

EXT6 Tôi thích là người truyền cảm hứng Akhavan và cộng sự (2015)

Tính cách hướng nội

INT1 Tôi ít cởi mở khi giao tiếp Akhavan và cộng sự (2015) INT2 Tôi khó hòa đồng trong tập thể Akhavan và cộng sự (2015) INT3 Tôi luôn giữ suy nghĩ của mình ít khi chia sẻ Akhavan và cộng sự (2015) INT4 Tôi là người thích lắng nghe hơn chia sẻ Akhavan và cộng sự (2015) INT5 Tôi rất ít khi thảo luận chia sẻ với người

khác Akhavan và cộng sự (2015) INT6 Tôi không dễ tin tưởng người khác Akhavan và cộng sự (2015)

Hành vi chia sẻ tri thức

KS1 Tôi luôn tích cực chia sẻ hiểu biết của mình với đồng nghiệp.

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

KS2 Tôi chia sẻ tất cả hiểu biết của mình khi đồng nghiệp hỏi ý kiến tôi

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

KS3 Tôi luôn hợp tác với đồng nghiệp trong các hoạt động chia sẻ tri thức

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

KS4 Tôi tham gia tích cực vào các hoạt động chia sẻ tri thức trong tổ chức

Lin (2007); Bock và cộng sự (2005)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều chỉnh thang đo

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được xây dựng dựa trên các câu hỏi thành phần và thuộc tính đo lường sau nghiên cứu định tính. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng thang Likert với 5 mức đo lường từ (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình

48

thường, (4) Đồng ý và (5) Rất đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của các đối tượng khảo sát với từng phát biểu (biến quan sát).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)