Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 47)

Công nghệ thông tin được nhiều người cho là một công cụ hữu ích trong việc chia sẻ tri thức. Công nghệ thông tin như: như mạng nội bộ, hệ thống hỗ trợ quyết định, hệ thống dữ liệu của tổ chức và mạng xã hội, …, tất cả đều mang đến cơ hội giao tiếp và chia sẻ tri thức. Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc quản lý dữ liệu và thông tin trước khi chúng được chuyển thành tri thức; hỗ trợ quá trình tìm kiếm, lưu giữ và phân phối tri thức; đồng thời mang đến sự hợp tác, giao tiếp và kết nối giữa các cá nhân nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển giao tri thức (Al-Ammary (2008). Theo đó, công nghệ thông tin cụ thể là chất lượng và chức năng của chúng, có thể được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong tổ chức. Hệ thống công nghệ thông tin đã xuất hiện nhiều lần trong nghiên cứu về chia sẻ kiến thức trong khu vực công (Choi, Lee, và Yoo, 2010; Cong và cộng sự, 2007; Sandhu và cộng sự, 2011). Robinson và cộng sự (2010) cho rằng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện vai trò chức năng trong việc chia sẻ tri thức, đồng thời các kỹ năng và năng lực khoa học công nghệ cũng có thể đóng góp hoặc cản trở quá trình chia sẻ tri thức. Nhờ vào hệ thống công nghệ thông tin, việc chia sẻ tri thức

36

có thể diễn ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Davenpork và Prusak (1998) cho rằng hệ thống công nghệ thông tin có mối quan hệ cùng chiều với chia sẻ tri thức, sẽ cải thiện được hiệu suất của tổ chức và làm gia tăng tỷ lệ chia sẻ tri thức trong tổ chức đó. Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau:

Giả thuyết 5: Công nghệ thông tin có tác động tích cực đối với hành vi chia sẻ tri thức

2.5.6 Tính cách hướng ngoại

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức, tuy vậy, ở cấp độ cá nhân, các đặc điểm tính cách có thể ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ kiến thức tại nơi làm việc (Matzler và cộng sự, 2008). Dựa trên lý thuyết bản sắc xã hội, đặc điểm của một người quyết định hành vi chia sẻ của họ hơn là đặc điểm khác biệt, theo nhận dạng xã hội của họ (Turner, 1982). Awad và Ghaziri (2004) đề xuất rằng yếu tố tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Tính cách cá nhân đề cập đến tất cả các đặc điểm và thuộc tính của hành vi như cảm xúc, tự nhận thức, quan điểm, phong cách tư duy và nhiều thói quen. Eysenck (1967) và Grey (1972) đã định nghĩa tính cách là một đặc trưng cơ bản của hành vi cá nhân. Một số lý thuyết đã liên kết tính cách đến các chức năng sinh học của não. Ngoài ra, tính cách có thể được định nghĩa là một động lực tâm lý của cá nhân xác định hành vi và suy nghĩ của cá nhân (Schultz và Schultz, 1994). Pervin (1996) tin rằng tính cách chỉ ra các đặc điểm của (những) người đại diện cho các mô hình nhất quán của hành vi. Tính cách được tạo thành từ nhiều chiều khác nhau. Sự chấp nhận rộng rãi của mô hình năm yếu tố về tính cách là một khung tính cách để sử dụng trong nghiên cứu đã giúp rất nhiều trong việc tái thiết lập tính cách như một biến số quan trọng trong nghiên cứu về hành vi tại nơi làm việc (Gupta, 2008). Để cung cấp một khuôn khổ phân tích tập trung, người nghiên cứu chỉ tập trung vào 2 tính cách hướng nội và hướng ngoại.

Jung định nghĩa hướng nội và hướng ngoại là hai khía cạnh của tính cách và tin rằng mọi người nói chung có thể được xếp vào hai loại này (Ross, 1992).

Hướng ngoại là một đặc điểm hành vi có liên quan đến tầm nhìn khách quan và sự tập trung về quan điểm bên ngoài. Người hướng ngoại ít kiểm soát

37

được cảm xúc của mình (Gyngell, 2000). Người có tính hướng ngoại cao hòa đồng, quyết đoán, năng động, mạnh dạn, thích phiêu lưu và lạc quan, vô tư (Barrick và cộng sự, 1998). Người hướng ngoại có các kỹ năng xã hội tốt do vậy họ thích có nhiều bạn bè; họ cảm thấy thoải mái, hòa đồng trong các đội, nhóm. Theo lý thuyết về tính cách, người hướng ngoại sẽ cảm thấy tự tin, an toàn và có xu hướng thích chia sẻ nhiều kiến thức với người khác. Người hướng ngoại đã được chứng minh là rất giỏi trong các mối quan hệ xã hội, bởi vì các cá nhân hướng ngoại có kỹ năng xã hội và ưa thích sự tương tác. Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau:

Giả thuyết H6: Tính cách hướng ngoại có tác động tích cực đối với hành vi chia sẻ tri thức

2.5.7 Tính cách hướng nội

Tính cách hướng nội là một đặc điểm có liên quan đến tầm nhìn chủ quan bên trong của cá nhân. Nói chung, người hướng nội có khả năng kiềm chế và điềm tĩnh. Những cá nhân này ít tham gia cộng đồng và dành phần lớn thời gian của họ cho những hoạt động tinh thần và các hoạt động cá nhân (Eysenck, 1947). Người hướng nội thận trọng, thoải mái, đáng tin cậy và một phần bi quan; họ hiếm khi hung hăng và thường kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Ngoài ra họ không thích sự phấn khích (Gyngell, 2000). Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau:

Giả thuyết 7: Tính cách hướng nội có tác động ngược chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ 7 giả thuyết đã được đề cập ở trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: biến phụ thuộc: Chia sẻ tri thức; các biến độc lập: Sự tin tưởng, Giá trị của việc chia sẻ tri thức, Hệ thống khen thưởng, Sự hỗ trợ của tổ chức, Công nghệ thông tin, Tính cách hướng ngoại, Tính cách hướng nội. Các giả thuyết được tổng hợp trong bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố được trình bày như hình 2.5.

38

Mô hình nghiên cứu có thể được thể hiện như sau:

Y = β0 + β1X1+β2X2+ β3X3+ β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7+ ε

Trong đó: Y là hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp β0: Hệ số chặn; β1, β2….β7: Hệ số của các biến độc lập; ε: Sai số của mô hình

X1 : Sự tin tưởng (TR); X2: Giá trị của việc chia sẻ tri thức (VS); X3: Hệ thống khen thưởng (RE); X4: Sự hỗ trợ của tổ chức (OS); X5: Công nghệ thông tin (IT); X6: Tính cách hướng ngoại (EXT), X7 : Tính cách hướng nội (INT)

Y: Hành vi chia sẻ tri thức (KS) tại UFM.

Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu GIẢ

THUYẾT NỘI DUNG KỲ VỌNG

H1 Sự tin tưởng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

(+)

H2 Giá trị của việc chia sẻ tri thức có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

(+)

H3 Hệ thống khen thưởng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

(+)

H4 Sự hỗ trợ của tổ chức có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(+)

H5 Công nghệ thông tin có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

(+)

H6 Tính cách hướng ngoại có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

(+)

H7 Tính cách hướng nội có ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi chia sẻ tri thức

39

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sự hỗ trợ của tổ chức Giá trị của việc chia sẻ

tri thức Sự tin tưởng Hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên Hệ thống khen thưởng

Công nghệ thông tin

H1(+) H2(+) ) H4(+ ) H3(+ ) H7(-) Tính cách hướng ngoại Tính cách hướng nội H5(+ ) H6(+)

40

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu tổng quan về hành vi chia sẻ tri thức của cá nhân, trình bày một số cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. Đồng thời, kế thừa kết quả một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hành vi chia sẻ tri thức của cá nhân. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình và các giả thuyết các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức. Theo đó, hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp ảnh hưởng bởi 7 yếu tố: (1) Sự tin tưởng, (2) Giá trị của việc chia sẻ tri thức, (3) Hệ thống khen thưởng; (4) Sự hỗ trợ của tổ chức; (5) Công nghệ thông tin; (6) Tính cách hướng ngoại; (7) Tính cách hướng nội

41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để kiểm định mô hình hình nghiên cứu được trình bày ở chương trước, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu thích hợp dựa trên sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Các phương pháp định tính được sử dụng để hình thành thang đo chính thức. Các phương pháp định lượng được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức. Kết quả kiểm định cũng được trình bày ở chương này. Từ kết quả kiểm định được, tác giả đánh giá và thảo luận về tác động của các yếu tố đối với hoạt động chia sẻ tri thức giữa giảng viên với đồng nghiệp tại Đại học Tài chính - Marketing. Kết quả kiểm định này là nền tảng để đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan ở chương tiếp theo. Theo đó, các nội dung chính của chương 3 bao gồm: Phần thứ nhất quy trình và phương pháp nghiên cứu. Phần thứ hai mô tả dữ liệu nghiên cứu và phần thứ ba trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận.

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên với đồng nghiệp tại Đại học Tài chính – Markeing, tác giả chia quá trình nghiên cứu theo hai giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Các giai đoạn nghiên cứu thể hiện như bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu

STT Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu Số lượng mẫu Thời gian thực hiện 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 04/2021 Định lượng Khảo sát bằng bảng hỏi 110 5/2021 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng hỏi 203 07/2021 đến 10/2021

42

Hình 3.1: Qui trình thực hiện nghiên cứu 3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, làm cơ sở đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Ngoài việc nghiên cứu tài liệu, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng để làm rõ và điều chỉnh các thang đo theo quan điểm của đối tượng nghiên cứu. Các bước tiến hành nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:

Nghiên cứu lý thuyết và các đề tài liên quan

Khảo sát định lượng n=203

Phân tích dữ liệu

- Thống kê mô tả mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và EFA

- Phân tích tương quan và hồi quy

- Tính giá trị trung bình các phát biểu

Kết luận và hàm ý quản trị

Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp, hàm ý quản trị, định hướng nghiên cứu tiếp theo

Thang đo chính thức

Thảo luận tay đôi (n=10)

Điều chỉnh thang đo Phát triển

thang đo nháp

43

(1) Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hành vi, tri thức, chia sẻ tri thức. Nghiên cứu các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ các lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã tìm ở hai bước trên, tiến hành xây dựng thang đo nháp.

Kết quả của bước 1 đó là nhóm nghiên cứu đã đề xuất được mô hình nghiên cứu bao gồm 7 nhân tố (như đã trình bày trong chương 2), tuy nhiên 7 nhân tố đó được điều chỉnh về các biến thành phần cho phù hợp đặc điểm tại Trường Đại học Tài chính – Marketing.

(2) Tiến hành thảo luận tay đôi với 10 giảng viên hiện công tác tại 10 khoa: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế - Luật, Kế toán – Kiểm Toán, Tài chính – Ngân hàng, Ngoại ngữ, Lý luận chính trị, Hệ thống thông tin quản lý, Thương Mại, Thuế - Hải quan, Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản của Đại học Tài chính – Marketing, nhằm điều chỉnh và hoàn thiện thang đo sơ bộ, làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ. Kết quả cho thấy các giảng viên đều đồng ý với các thành phần của thang đo hành vi chia sẻ tri thức, tuy nhiên có một số biến thành phần chưa rõ nghĩa hay sử dụng từ ngữ khó hiểu, cần được điều chỉnh như sau:

Biến thành phần IT2 trong thang Công nghệ thông tin: “Nhà trường có hệ thống mạng internet” chưa rõ nghĩa, có thể gây khó hiểu cho đáp viên vì từ “mạng internet” còn mơ hồ, nên sửa lại là: “Nhà trường có các phần mềm, hệ thống mạng nội bộ để các giảng viên có thể dễ dàng chia sẻ tri thức”.

Biến thành phần VA1 trong thang đo giá trị của việc chia sẻ: “Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp tổ chức hoàn thành công việc tốt và nhau chóng hơn”, phát biểu này có thể khiến đáp viên khó trả lời chính xác, cần bổ sung thêm mức độ hoàn thành công việc như thế nào, nên phát biểu lại là: “Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp nâng cao hiệu quả làm việc trong tổ chức”. Ngoài ra, các đáp viên cũng đề xuất thêm biến quan sát VA6: Việc chia sẻ tri thức giúp tôi thấy mình có giá trị hơn trong tổ chức, vì đáp viên cho rằng hành vi chia sẻ có thể giúp đạt được sự tưởng thưởng cho cá nhân khi cả thấy mình có giá trị hơn với tổ chức.

44

Biến Sự hỗ trợ của tổ chức, nhóm thảo luận đề xuất thêm biến quan sát Nhà trường luôn khuyến khích việc chia sẻ tri thức của giảng viên vì giảng viên cho rằng sự khuyến khích của nhà trường có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chia sẻ tri thức giảng viên.

Như vậy, từ việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và điều chỉnh được thang đo sơ bộ, từ kết quả này nhóm tiến hành thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ nhằm kiểm tra thang đo thông qua nghiên cứu định lượng ban đầu. Bảng thang đo điều chỉnh sau thảo luận nhóm thể hiện trong bảng 3.2 bao gồm 7 thang đo (nhân tố) độc lập với và tổng cộng 38 biến quan sát.

Bảng 3.2: Thang đo nháp sau thảo luận nhóm

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo Sự tin tưởng

TR1 Đồng nghiệp tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR2 Đồng nghiệp sẽ không lợi dụng khi tôi chia

sẻ kiến thức với họ

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR3 Đồng nghiệp của tôi luôn trung thực khi chia

sẻ tri thức với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR4 Đồng nghiệp của tôi có trách nhiệm và đáng

tin cậy khi chia sẻ tri thức với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) TR5 Tôi tin rằng đồng nghiệp sẽ không lợi dụng

tri thức mà tôi chia sẻ để đối đầu với tôi

Seba và cộng sự (2012), Al- Qadhi và cộng sự (2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị của việc chia sẻ tri thức VA1 Việc chia sẻ tri thức của tôi giúp nâng cao

45

hiệu Các phát biểu/Biến quan sát Nguồn tham khảo

VA2 Việc chia sẻ tri thức của tôi đóng góp vào sự phát triển của tổ chức

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA3 Việc chia sẻ tri thức của tôi góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA4 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi được đồng nghiệp đánh giá cao hơn

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA5 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp

Jolaee (2014), Teh và Yong (2011)

VA6 Việc chia sẻ tri thức giúp tôi thấy mình có

giá trị hơn trong tổ chức Bổ sung từ kết quả thảo luận

Hệ thống khen thưởng

RE1

Nhà trường có chính sách khen thưởng về tài chính thỏa đáng trong các hoạt động chia sẻ tri thức

Bock và cộng sự (2005)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên với đồng nghiệp nghiên cứu tại đại học tài chính marketing luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị kinh doanh mã số 8340101 (Trang 47)