Yêu cầu giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 33 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Yêu cầu giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho

cho học sinh trung học phổ thông

1.2.2.1. Giáo dục gía trị đạo đức cho học sinh phải phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

Học sinh trung học phổ thông có độ tuổi thường từ 15 đến 18 tuổi, các em đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý. Đây là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của người công dân trong tương lai.

Đặc điểm về tâm lý, học sinh trung học phổ thông có sự diễn biến tâm lý

phức tạp. Ở lứa tuổi các em rất nhiệt tình sôi nổi, bắt đầu hình thành những ước mơ hoài bão

Giai đoạn này, các em có tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, ưa tìm tòi, khám phá, sáng tạo, có khả năng nhận thức có phê phán trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Học sinh trung học phổ thông là những người giàu ước mơ, hoài bão, giàu trí tưởng tượng, khao khát thể hiện bản thân, mong muốn chiếm lĩnh kho tàng tri thức đồ sộ. Bởi vậy, dù rằng vẫn phải có sự định hướng và giáo dục của thầy cô, gia đình và xã hội, nhưng có thể nói thái độ và ý thức đối với công việc học tập và rèn luyện bản thân là sự tự ý thức và dần hình thành rõ rệt theo thời gian. Học sinh trung học phổ thông ở giai đoạn này các em rất giàu tình cảm và cảm xúc, ham hiểu biết và thích khám phá... Đây cũng là lứa tuổi mang tính chất tập thể, thích hoạt động với các bạn cùng tuổi để khẳng định bản thân. Lứa tuổi này bắt đầu tách dần quan hệ phụ thuộc vào bố mẹ để khẳng định tính tự lập của bản thân. Tuy vậy, lứa tuổi này có những hạn chế là tâm lý chưa vững vàng, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lợi dụng, chi phối và lôi kéo.

Đặc điểm về nhận thức, ở lứa tuổi trung học phổ thông các em đã có sự

trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm sống, do vậy các em đã có ý thức hơn về vị trí vai trò của mình từ đó các em đã xác định được sự cần thiết phải học tập, hoạt động chính của các em là hoạt động học tập. Nội dung và tính chất học tập cũng như sự phát triển về tư duy lý luận của học sinh trung học sinh trung học phổ

thông đã sâu hơn. Ở giai đoạn này, các em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp mà các em muốn lựa chọn trong tương lai. Ở các em luôn có khao khát khẳng định bản thân, có hoài bão, tư tưởng lập thân, lập nghiệp, nhưng khi gặp khó khăn thường có biểu hiện hoài nghi, dao động, chán nản, tự ti hoặc theo chiều hướng ngược lại là tự cao, tự mãn, không phân biệt được đúng sai, thật giả. Các em muốn mọi người thừa nhận mình, chú ý vào mình, khát vọng được tự lập, tự do như một người lớn, nhưng cũng rất dễ có hành vi quá trớn, vô kỷ luật. Các em nhạy bén, dễ hòa đồng, dễ tiếp thu cái mới, hiện đại, nhưng cũng dễ bị lôi theo những mặt tiêu cực, mặt trái của những thứ đó, dẫn đến mất phương hướng, lập trường tư tưởng, sa sút về đạo đức, lối sống.

Tóm lại, học sinh ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trước. Hơn nữa, con người không phải là một thực thể thụ động mà là một chủ thể tích cực. Do đó, việc giáo dục đạo đúc truyền thống cho học sinh ở lứa tuổi này phải căn cứ vào các đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của họ để xác định phương châm giáo dục phù hợp.

1.2.2.2. Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Nguồn lực con người là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.

Trước những yêu cầu về nguồn lực có trình độ cao phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển theo kịp với sự phát triển đó. Học sinh trung học phổ thông là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải được trang bị những tri thức để để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên một cá nhân chỉ có tài thì chưa đủ cần phải kết hợp với đức như Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Giữa đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó đức là cái gốc là cái cần trước tiên. Để giúp các em học sinh có những hướng đi đúng cần phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, đồng thời phải biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào cuộc sống hiện tại, phải có ước mơ hoài bảo sống phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Đứng trước những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực đáp ững sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi các em học sinh phải có ý chí học tập, tiếp thu tri thức, rèn luyện đạo đức tác phong, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa là con người vừa có tài, vừa có đức.

Đất nước chúng ta đang mở của hội nhập bên cạnh những ưu điểm thì cũng kéo theo những khó khăn thử thách, đặc biệt là ở lĩnh vực tinh thần. Trong đó học sinh trung học phổ thông là đối tượng dễ bị tác động ảnh hưởng xấu bởi vì ở độ tuổi các em tâm lý đôi khi bị dao động, có nhiều ước mơ hoài bão, thích tìm tòi học hỏi khám phá những cái hay cái mới vì vậy chúng ta phải hướng cho các em tiếp thu có chọn lọc, tiếp thu những cái hay cái mới cái tiến bộ làm giàu thêm những giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam. Học sinh trung học phổ thông các em cần phải được tiếp nhận một một sự giáo dục tốt nhất để bản thân các em phấn đấu rèn luyện tốt đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời giúp các em có những kiến thức biết đâu là đúng, cái tiến bộ

cần phải học hỏi tiếp thu; đồng thời biết cái sai, cái không phù hợp đi ngược lại với truyền thống của dân tộc cần phải phải loại bỏ, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay các em dễ dàng tiếp nhận những cái mới từ các nguồn khác nhau. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để hoàn thiện nhân cách học sinh là một quá trình đấu tranh giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu; cái tích cực với cái tiêu cực trong mỗi chủ thể đạo đức học sinh.

1.2.2.3. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh cần chống thái độ “hoài cổ”, “phục cổ”

Trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học trung học phổ thông chúng ta cần phải được vận dụng quy luật phủ định biện chứng phải có thái độ khách quan trong sự kế thừa, kế thừa những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân ta, biết chọn lọc các giá trị đạo đức phù hợp với dân tộc khác để bổ sung và làm phong phú thêm giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam, như Dương Văn Duyên đã khẳng định: “Đạo đức có tính kế thừa. Một hình thái kinh tế xã hội cũ mất đi, một hình thái kinh tế xã hội mới ra đời, đạo đức của xã hội cũ không mất đi toàn bộ mà đạo đức mới kế thừa những cái giá trị hợp lý của đạo đức cũ, tiếp tục bổ sung phát triển nó phù hợp với điều kiện mới” [11, tr 27].

Trong đời sống xã hội chúng ta luôn vận động biến đổi không có gì là đứng im, cho nên trong tư tưởng suy nghĩ trong giáo dục đạo đức cho học sinh cũng cần phải thay đổi. Hiện nay chúng ta đang mở giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại cho nên việc tiếp nhận cái mới là một tất yếu khách quan, muốn có sự phát triển đòi hỏi phải có cái, mới là một tất yếu. Tuy nhiên chúng ta phải có tính kế thừa, cái mới bao giờ ra đời cũng dựa trên cơ sở của cái cũ, vì vậy học sinh cần phải được giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nhưng cần phải tránh thái độ "hoài cổ", "phục cổ". Chúng ta phải giáo dục các kế thừa, giữ lại những nhân tố hợp lý của cái cũ và phát triển, bổ sung hoàn thiện để tạo ra cái mới - cái tiến bộ, tích cực, ưu việt hơn, đồng thời phải loại trừ đi những cái không còn thích hợp trong điều kiện mới, như Đảng đã khẳng định: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những

tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người”[13, tr 76].

Hiện nay chúng ta cần phải giáo dục cho các em học sinh biết những truyền thống đạo đức của dân tộc ta, biết phân biệt được đâu là cái mới, cái lạ, đâu là những giá trị cần được bổ sung và phát triển… tránh thái độ hoài cổ phục cổ cho rằng cái gì đã thuộc về truyền thống là bất di bất dịch, là vĩnh hằng. Cần phải hiểu rằng có những giá trị truyền thống đạo đức ở thời điểm lịch sử đó nó có giá trị nhưng ở giai đoạn tiếp theo cần phải được thay đổi để phù hợp với tình hình mới, ví dụ cũng là truyền thống yêu nước trong thời điểm đất nước có chiến tranh mỗi người dân yêu nước phải ra sức đánh đuổi kẻ thù ra khỏi quê hương đất nước ấy mới là yêu nước, còn ngày nay yêu nước là phải trung thành với đảng, với chế độ, ra sức học tập lao động sản xuất góp phần xây dựng quê hương đất nước. Như Dương Văn Duyên đã chỉ ra rằng: “Giáo dục lại là một tất yếu khách quan, vì cuộc sống luôn luôn vận động và biến đổi, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay tri thức ngày một mới. Có những vấn đề hôm nay là đúng đắn, là phù hợp, nhưng cuộc sống thay đổi do vậy hôm nay chưa chắc còn đúng và phù hợp. Hơn nữa những yếu tố bên ngoài luôn luôn tác động đến mỗi người, do vậy nếu không tự nhận thức, không giáo dục lại, kiến thức của chúng ta có thể lạc hậu so với cuộc sống” [11, tr 37].

Việc giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh trung học phổ thông cần tránh thái độ “hoài cổ”, “phục cổ”, cứng nhắc không có sự thay đổi, xã hội đang từng giờ từng phút thay đổi thì trong nhận thức suy nghĩ của chúng cũng nên có sự thay đổi, không có cái gì là vĩnh hằng bất biến. Hiện nay giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông kế thừa và đổi mới là một tất yếu, đòi hỏi phải phát huy truyền thống để góp phần tích cực vào cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

"Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới.

Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ…

Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm…

Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [23, tr.94 - 95].

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w