Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 78 - 86)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục

giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Giáo dục là một quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó có ba lực lượng quan trọng nhất: Gia đình, nhà trường và xã hội, được coi la "tam giác" giáo

dục quan trọng đối với học sinh. Ba lực lượng này đều có chung một mục đích là hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi thân yêu để nuôi dưỡng cả cuộc đời của mỗi con người, là một môi trường hết sức quan trọng để giáo dục lối sống cho mỗi người từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, như về mặt sinh học như yếu tố gen di truyền, về mặt xã hội đó là lối sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình đã thường xuyên tác động mạnh mẽ đến các em, nếu tác động tốt dẫn đến hành động tốt và ngược lại. Cha mẹ luôn mong mõi con em mình trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, trong gia đình biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết thương yêu nhường nhịn em nhỏ; biết kính trên nhường dưới. Muốn con em mình trở thành một người có nhân cách tốt thì ngay trong môi trường giáo dục đầu tiên và cũng là lâu dài nhất thì về phía gia đình phải biết cách giáo dục con em mình. Nề nếp gia phong, truyền thống gia đình, phong cách giáo dục, giao tiếp tình cảm,…là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc rèn luyện con người.

Ông bà cha mẹ những người lớn trong gia đình có trách nhiệm giáo dục uốn nắn các em trong từ cách đi đứng nói năng, hành vi ứng xử trong từng mối quan hệ. Sự giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giáo dục các em biết phát huy những truyền thống đạo đức của dân tộc ta. Để giáo dục có hiệu quả thì mỗi gia đình nên giáo dục bằng cách nêu gương, ông bà mẫu mực thì con cháu thảo hiền, Theo tác giả Dương Văn Duyên: “Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho mỗi con người. Cha mẹ phải trở thành một tấm gương sáng cho con cái noi theo. Gia đình là nơi đặt nền móng cho sự hình thành những phẩm chất đạo đức mỗi con người. Giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với con cái là bằng tình thương và trách nhiệm, bằng hành động của cha mẹ trong công việc, trong ứng xử do vậy có tác động trực tiếp tới hình thành và phát triển đạo đức của con cái”[11, tr 194]

Hiện nay có một số gia đình quan niệm giáo dục con cái theo kiểu “Thương con phải cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, khi con cái mình làm gì sai trái

thì chỉ bảo giáo dục mà dùng roi đánh đập các em, đáng ra nên nghiêm khắc chỉ dạy, giáo dục cho nhận ra sai lầm của mình biết cách khắc phục, đồng thời khi con cái mình sai thì phải dạy dỗ không được bỏ qua nuông chiều con quá chớn. Sự quan tâm lo lắng chăm sóc từ phía gia đình giúp cho các em cảm nhận được tình thương từ phía gia của mình, tiếp thêm cho các em một động lực để học tập và rèn luyện tốt hơn, theo tác giả Lê Thi: “Giáo dục đạo đức trong gia đình không chỉ thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ và những người lớn trong gia đình đối với thế hệ trẻ mà còn thể hiện tình cảm và thông qua tình cảm để cha mẹ từng bước điều chỉnh hành vi của con cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Sự yêu thương chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ chính là yếu tố đầu tiên giúp trẻ thích nghi dần với đời sống xã hội. Giáo dục đạo đức trong đời sống gia đình là sự tác động một cách kiên trì, thường xuyên, tổng thể sâu sắc của cha mẹ đối với con cái và luôn để lại những dấu ấn đậm nét nhất trong suốt cuộc đời của mỗi người” [32, tr 166] .

Việc xây dựng một gia đình hạnh phúc có tác dụng giáo dục các thành viên trong gia đình rất nhiều, như Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình no ấm, tiên bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nêp sống và hình thành nhân cách” [13, tr. 77]. Gia đình gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, trong đó mối quan hệ hôn nhân được xem là nền tảng là rường cột của những mối quan hệ khác. Vì vậy cần phải duy trì mối quan hệ hôn nhân thật tốt nó sẽ có tác dụng giáo dục đạo đức rất lớn, nếu gia đình vợ chồng li hôn con cái sẽ bị bơ vơ hoặc phải sống với cha hoặc là với mẹ, hoặc với ông bà, sự thiếu thốn tình cảm gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành nhân cách của các em, khi trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ li dị các em phải chịu thiếu sự mạnh mẽ của người cha thiếu sự dịu dàng ân cần của người mẹ. Muốn giáo dục con em mình như cha mẹ mong ước thì trước hết bản thân cha mẹ phải tạo đựng được một bầu không khí ấm áp, một gia đình hạnh phúc, chính gia đình hạnh phúc của mình đã giúp các em rèn luyện tốt hơn.

Gia đình là nơi giữ gìn và truyền thụ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nơi rèn luyện nhân cách của cá nhân. Nếu gia đình có cách giáo dục phù hợp sẽ giúp các em trở thành một người công dân tốt, người có ích cho xã hội và ngược lại. Hiện nay cùng với sự phát triển chung của xã hội đòi hỏi cách giáo dục trong gia đình cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

Thực tế ở huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà mau hiện nay phần đông các bậc phụ huynh chỉ sống chủ yếu dựa vào nghề nông, đánh bắt thủy hải sản công việc vất vã nên thời gian gần gũi bên con cái ít. Bên cạnh đó ít chịu học hỏi nắm bắt tin tức cho nên dẫn đến việc có những thắc mắc của các em không biết ai để có thể giải đáp, mò mẫm bước đi đôi khi dễ bị chệch hướng. Do đó đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải học hỏi thêm ví dụ như qua đọc sách, báo, xem ti vi… để có thể giáo dục các em tốt hơn.

Giáo dục nhà trường là một quá trình tổ chức phong phú đa dạng nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực con người, đáp ứng được yêu cầu của xã hoạt, của thời đại. Nhà trường là đơn vị xã hội có chức năng chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời sống xã hội. Là nơi thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục, huy động mọi tiềm lực và lực lượng vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Đảm bảo thống nhất các tác động của mọi lực lượng giáo dục.

Muốn giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau thì về ở có hiệu quả thì về phía nhà trương việc đầu tiên đó là:

- Dùng phương pháp nêu gương, mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo: Nghị quyết số 442/NQ-CĐN ngày 01/11/2007 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam Công đoàn giáo dục các cấp phối hợp với chính quyền đồng cấp xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo của mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở đơn vị mình, theo các định hướng sau:

Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục. Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh, sinh viên. Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp.

2. Về việc tự học của nhà giáo:

Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục với nhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khắc phục khó khăn, có kế họach tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật sư phạm. Việc tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho người học.

3. Về tính sáng tạo của nhà giáo:

Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và người học. Đổi mới phương pháp dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người học có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những người học yếu kém. Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, sinh viên và người học, nhế tâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo.

Như vậy trong mỗi giáo viên phải có trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh, phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Gương đạo đức của người giáo

viên sẽ có tác động rèn luyện học sinh rất nhiều, gương về rèn luyện đạo đức, gương về tự học và gương về sự sáng tạo.

Muốn giáo dục học sinh phát huy được những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc thì giáo viên phải biết tâm lí cho học sinh, nắm vững cá tính hoàn cảnh sống của từng em học sinh mà giáo dục các em cho phù hợp. Để các em học sinh tôn trọng, quý mến và làm theo đòi hỏi người giáo viên phải thật sự gương mẫu, luôn thương yêu đối xử công bằng đúng mực với học sinh mình. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài phức tạp đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì nhẫn nại.

Giáo viên chủ nhiệm ở trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh, thực tế cho thấy nếu tập thể lớp được giáo viên nhiệt tình thương yêu quan tâm các em sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp thì tập thể đó học tập và rèn luyện tốt hơn. Muốn giáo dục các em tốt thì phải tìm hiểu hoàn cảnh của từng em trong lớp mình chủ nhiệm, biết đối tượng học sinh của mình như thế nào sẽ có biện pháp giáo dục phù hợp, ví dụ học sinh chưa ngoan, cha mẹ thiếu quan tâm, thường xuyên bị giáo viên bộ môn nhắc nhỡ… thì phải quan tâm gần gũi hơn giáo dục các em bằng tình cảm là chủ yếu. Trong mọi tình huống giáo viên chủ nhiệm phải ứng xử khôn khéo, linh hoạt phải thật sự là cầu nối giữa nhà trường với học sinh.

Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên bộ môn đóng một vai trò không nhỏ trong việc giáo dục các em học sinh, ngoài truyền đạt kiến thức cho các em giáo viên bộ môn còn giáo dục đạo đức các em thông qua nội dung bài dạy, hoặc ứng xử hằng ngày khi tiếp xúc với các em, kịp thời phát hiện những sai phạm uốn nắn giáo dục các em, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp trong giáo dục các em.

Trong các hoạt động dạy và học ở trường trung học phổ thông hiện nay, hoạt động đoàn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc. Vì vậy cần phải tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích, trong các ngày lễ lớn các sự kiện nên tổ chức các hoạt động phù hợp để lôi kéo các em học sinh tham gia, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông ở huyện Trần Văn

Thời tỉnh Cà Mau là các trường ở huyện vùng sâu, điều kiện sinh hoạt vui chơi rất hạn chế. Toàn huyện chỉ có một nhà thiếu nhi nhưng hầu như không có tổ chức hoạt động nào tạo điều kiện cho các em giao lưu học hỏi. Ngoài việc đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động như biểu diễn văn nghệ, thi thể dục thể thao, làm báo tường, thi vẽ, thi tìm hiểu pháp luật … thì bên cạnh đó hàng tuần trong tiết chào cờ nên giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta cho các em học sinh, hoạt động giáo dục mang tính thường xuyên này, mỗi tuần được giáo dục về đạo đức nó sẽ thấm dẫn vào trong tư tưởng suy nghĩ của các em, ngoài ra cần lồng ghép vào giáo dục học sinh qua việc kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đại diện học sinh các lớp kể và gắn với hình thức thi đua của các lớp học.

Ngoài ra ở trường trung học phổ thông hiện nay nên phát huy có hiệu quả vai trò tư vấn học đường. Thành phần ban tư vấn học đường là những giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, gần gũi, dễ chia sẻ và hết lòng vì học sinh. Người đảm nhận vai trò tư vấn là những người có uy tín trong trường, có sự hiểu biết rộng, được học sinh qúy mến. Khi học sinh có những thắc mắc về vấn đề tâm lý, sức khỏe, vấn đề học tập… ban tư vấn học đường sẽ giải đáp, định hướng cho các em có suy nghĩ và hành động đúng, tránh những điều đáng tiếc xãy ra. Ban tư vấn học đường đóng vai trò không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức học sinh, góp phần phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc ta.

Giáo dục xã hội là giáo dục trong môi trường nơi trẻ em sinh sống, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện là yêu cầu bức thiết để học sinh sống và rèn luyện. Giáo dục xã hội còn bao hàm giáo dục của các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội thanh niên... là các tổ chức quần chúng có sự thống nhất, có tôn chỉ mục đích phù hợp với mục đích giáo dục. Hoạt động của các đoàn thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cho nên có tác động giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ. Khi các em học sinh tham gia vào các hoạt động của đoàn thể có sự gần gũi gắn kết với các bạn, có được những tình cảm trong sáng trong mối quan hệ với bạn bè. Đoàn trường thường xuyên tổ chức các phong trào, các hội thi tạo một sân chơi lành mạnh bổ ích cho các em học sinh, như hội trại, hội thi văn nghệ, hội khỏe phù

đổng, thi khoa học kỹ thuật,…mỗi cuộc thi giúp các em học sinh biết được những ưu điểm và hạn chế của bản thân cũng như tập thể, từ đó xác kỹ năng kiến thức cần được bổ sung, kích thích sự khám phá tìm tòi học hỏi của học sinh.

Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh nói chung và học sinh trường trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau nói riêng đạt hiệu quả thì phải có sự phối hợp với giữa gia đình nhà trường và xã hội, như Mác

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w