Sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh các trường trung

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 39 - 71)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh các trường trung

qua các buổi ngoại khóa chào cờ, lao động... giáo dục các em.

Như vậy việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh thông qua sự phối hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội với hình thức như tuyên truyền giáo dục, sống nêu gương mẫu mực để giáo dục các em học sinh có cách nhìn nhận đúng đắn, biết tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nó sẽ có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của học sinh trung học phổ thông

1.3. Sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông trung học phổ thông

Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hiền dữ đâu phải tính sẵn phần nhiều do giáo dục mà nên”, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng muốn các em trở thành một công dân tốt, một người có ích cho xã hội thì ngay từ khi các em còn nhỏ chúng ta phải quan tâm đến giáo dục. Hiện nay học sinh trung học phổ thông đa số đều có ý thức phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức, kế thừa và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thì bên cạnh đó còn có những học sinh chưa ngoan, chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, còn tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, đánh nhau...

Từ khi nước ta mở của hội nhập với các nước trên thế giới chúng ta thấy điều kiên kinh tế - xã hội phát triển vượt bậc, chất lượng cuộc sống được nâng lên, các lĩnh khác trong đời sống xã hội đều được phát triển. Tuy nhiên chúng ta thấy bên cạnh những thành tựu đạt được thì vấn đề đạo đức đang đang có chiều hướng đi xuống, vấn đề vi phạm đạo đức diễn ra ở nhiều nơi với nhiều đối tượng khác nhau. Nói về những tác động tiêu cực này Đảng ta đã chỉ rõ: “Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ”[13, tr 125]

Sự xuống cấp về đạo đức là vấn đề gây nhức nhói cho xã hội, trong những đối tượng đó có cả học sinh trung học phổ thông, các em đang trực tiếp ngồi trên

ghế nhà trường, nhận được sự thương yêu quan tâm giáo dục của thầy cô giáo, những bài học về đạo đức truyền thống của dân tộc bị một số em xem nhẹ, thậm chí có những hành vi không đúng, đi ngược lại với truyền thống của dân tộc ta, khi tiếp thu cái mới thiếu tính chọn lọc, sống vô trách nhiệm chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, sống xã rời tập thể, sống vô cảm với những người xung quanh, coi trọng những giá trị vật chất xem thường những giá trị tinh thần. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lòng yêu thương, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực sẽ dần giúp cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay nhận diện được những việc làm phi đạo đức, đấu tranh và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực tồn tại trong bản thân mình và trong xã hội.

Thế hệ trẻ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, tương lai đất nước như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng này, xác đinh tầm quan trọng của giáo dục cho nên giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Ngoài truyền đạt kiến thức cho các em chúng ta phải giáo dục các em mặt đạo đức, chỉ cho các em cái gì đúng, cái gì sai, cái gì nên và không nên, đón nhận cái mới nhưng phải có tính chọn lọc. Muốn phát triển chắc chắn là chúng ta phải hội nhập nhưng hạn chế tối đa những hạn chế mà nó mang đến. Sự hình thành và phát triển nhân cách của một cá nhân không chỉ ảnh hưởng từ môi trường xã hội và sự tự ý thức của cá nhân. Nhân tố cơ bản có ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mà cá nhân đó đang sống. Bởi vậy, thông qua giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ mang lại ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của con người. Vì vậy giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh là phải tác động đến tư tưởng suy nghĩ của các em, chuyển từ tự phát sang tự giác. Giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển đi lên.

Kết luận chương 1

Trong tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam đã viết lên trang sử hào hùng của dân tộc, đã tạo nên những giá trị vô cùng phong phú đa dạng. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là sự kết tinh

những tinh hoa của dân tộc, tiêu biểu và tạo nên bản sắc dân tộc Việt Nam, được truyền lại cho thế hệ sau gìn giữ và phát huy.

Những giá trị đạo đức của dân tộc ta là một dòng chảy liên tục, tồn tại và phát triển trong suốt qúa trình dựng nước và giữ nước, nó gắn liền với đời sống con người, trải qua những thâm trầm của lịch sử, những giá trị đạo đức truyền thống không phải là vĩnh cửu bất biến mà luôn được bổ sung, phát triển. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới việc gia nhập nền văn hóa của các khác vào Việt Nam là một điều tất yếu, nhưng những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng phát triển trong điều kiện lịch sử mới.

Những giá trị đạo đức của dân tộc ta cần phải được duy trì và phát huy, tùy theo đối tượng tiếp nhận mà có những phương pháp giáo dục cho phù hợp. Học sinh trung học phổ thông những chủ nhân tương lai của đất nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì vậy các em học sinh cần phải có sự hiểu biết và càng thêm tự hào hơn về truyền thống của dân tộc Viêt Nam ta. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trong quá trình giao lưu hội nhập hiện nay, một mặt đã tạo cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc giao lưu văn hóa trên thế giới, học hỏi tiếp thu cái mới để làm phong phú thêm giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Măt khác cũng đưa đến hậu quả là sự xâm nhập của văn hóa độc hại đi ngược lại với truyền thống đạo đức của dân tộc, gây hủy hoại đạo đức xã hội, làm mất đi bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam. Hiện nay hơn lúc nào hết việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt là các em học sinh trung học sinh phổ thông là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần đưa đất nước đi lên ngang tầm với các nước trên thế giới, để có được thế hệ trẻ vừa có tài có đức thì ngoài việc trang bị những kiến thức về khoa học kỹ thuật thì cần phải kết hợp với việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Trần Văn Thời nằm về phía Tây tỉnh Cà Mau, có diện tích tự nhiên 70.271 ha, dân số hơn 200.000 người, gồm có ba dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khme, trong đó người kinh chiếm sơ lượng đông nhất. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông-ngư nghiệp. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 11 xã, 02 thị trấn; 157 ấp, khóm. Trên địa bàn huyện có phân trường Trần Văn Thời thuộc Công ty Lâm nghiệp U Minh hạ và Vườn Quốc gia U Minh hạ – là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại của rừng tràm U Minh hạ rất có gía trị bảo tồn tài nguyên rừng nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

Bờ biển huyện Trần Văn Thời dài 36 km có nhiều cửa sông như cửa Đá Bạc, Ba Tỉnh, Mỹ Bình, đặc biệt Sông Đốc là cửa ra vào của nhiều tàu đánh cá trong và ngoài tỉnh, tạo nên ở đây một thị trấn biển sầm uất bậc nhất tỉnh Cà Mau. Ngoài khơi có đảo Hòn Chuối, có hòn Đá Bạc gần bờ; là địa bàn được lựa chọn làm nơi tiếp bờ của tuyến đường ống dẫn khí từ mỏ PM3 - Cà Mau. Chính vì vậy huyện Trần Văn Thời là một trong những huyện trọng điểm về kinh tế biển của tỉnh Cà Mau, có điều kiện phát triển thủy hải sản, dịch vụ khai thác dầu khí, du lịch biển đảo, vận tải sông biển. Địa bàn huyện Trần Văn Thời nằm ở cả 2 vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà Mau (hệ sinh thái mặn và hệ sinh thái ngọt - lợ) vì vậy huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa dạng, bền vững và có khả năng tăng trưởng nhanh.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời trong thời gian qua đang trên đà phát triển. Năm 2016 tốc trưởng tăng trưởng kinh tế bình quân là 12% thu nhập bình quân đầu người là 27,5 triệu đồng/ năm. Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản biển. Toàn huyện có trên 2.237 phương tiện khai thác, đánh bắt thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh, các nhà máy xí nghiệp được đầu tư xây dựng, nhất là nhà máy chế biến, đông lạnh đóng tàu … giúp cho nghề khai thác thủy sản giảm bớt chi phí, tăng giá thành sản phẩm và lợi nhuận cho ngư dân; cửa Sông Đốc là cửa sông thông ra biển Tây lớn nhất khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Kết cấu hạ tầng của huyện tương đối hoàn chỉnh, toàn huyện có 13/13 đơn vị xã có đường ô tô đến trung tâm xã; lộ giao thông nông thôn bằng bê tông cơ bản nối liền với các ấp, khóm trên địa bàn huyện.Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch của tỉnh Cà Mau, là điểm đến hấp dẫn của miền Nam Tổ Quốc. Huyện có những điểm du lịch cuốn hút du khách như Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Sông Đốc, Đầm Thị Tường...và những làng nghề như ép chuối khô, nuôi cá đồng, trồng rau màu, làm cá khô,... thu hút lượng lớn khách đến tham quan, du lịch.

Địa bàn huyện Trần Văn Thời nằm ở cả 2 vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà Mau (hệ sinh thái mặn và hệ sinh thái ngọt - lợ) vì vậy huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa dạng, bền vững và có khả năng tăng trưởng nhanh. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật, cơ chế hóa trong lĩnh vực nông nghiệp được đẩy mạnh, diện tích nuôi tôm công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến phát triển nhanh, diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt khoảng 1000ha và diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 2000 ha.

Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, tạo sự chuyển biến toàn diện ở tất cả các cấp học. Độ ngủ cán bộ quảng lý giáo dục và giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, công tác xã hội hóa giáo dục phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ngày càng phát triển. Tỷ lệ

học sinh khá giỏi ở các cấp học ngày càng tăng. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được chú trọng, chất lượng đội ngũ làm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày ngày được nâng lên; cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị của nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở, y học cổ truyền được củng cố và phát triển, 13/13 xã thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có sự phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng, ở huyện Trần Văn Thời tất cả các xã đều hình thành các trung tâm văn hóa - thể thao, thường xuyên tham gia biểu diễn văn nghệ nội dung gắn liền với việc tuyên truyền giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Các di tích lịch sử được quan tâm tu bổ, tôn tạo, các loại hình văn hóa phi vật thể được bảo tồn và phát huy. Công tác đấu tranh ngăn ngừa bài trừ các văn hóa phẩm độc hại được tiến hành thường xuyên, phong trào thể dục thể thao rèn luyện thể chất phát triển.

Các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho đối tượng chính sách người có công luôn được thực hiện chu đáo, kịp thời công tác giảm nghèo vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa quỹ vì người nghèo đạt kết qua cao hơn. Năm 2016 đã xây dựng được 376 căn nhà đại đoàn kết, sửa chữa 63 căn nhà cho hộ nghèo. Đảm bảo tốt các chính sách hỗ trợ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, tiếp thêm sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Từ những tiềm năng to lớn đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Trần Văn Thời đã quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 theo mục tiêu: Khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng của huyện để phát triển nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, phát triển ngư - nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ; tập trung phát triển kinh tế biển và dịch vụ hậu cần nghề cá để hỗ trợ cho đoàn

tàu đánh bắt xa bờ; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các mục tiêu xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, đời sống của người dân đã được nâng lên. Tuy nhiên cũng giống như nhiều địa phương khác bên cạnh những thành tựu đạt được huyện Trần Văn Thời còn những hạn chế như tình trạng vi phạm pháp, vi phạm đạo đức của người dân dẫn tồn tại, đặc biệt là thị trấn Sông Đốc, là thị trấn vùng biển có thế mạnh về thuỷ hải sản, hàng năm nơi đây thu hút lượng đông người lao động các nơi đỗ về, tình hình an ninh trật tự tại thị trấn này diễn ra rất phức tạp.

2.1.3. Khái quát về các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, ở trên địa bàn huyện Trần Văn Thời Tỉnh Cà Mau các trường trung học phổ thông đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Vào năm 1980 ở huyện có duy nhất một trường trung học phổ thông, với số lượng giáo viên là 6 và có 40 học sinh, đến nay trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau có 5 trường trung học phổ thông, bao gồm: Trường Trung học phổ thông Trần Văn Thời; trường Trung học phổ thông Huỳnh Phi Hùng, trường Trung học phổ thông Khánh Hưng; trường Trung học phổ thông Võ Thị Hồng và trường Trung học phổ thông Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc với số

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 39 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w