7. Kết cấu luận văn
3.1.3. Xây dựng môi trường kinh tế, văn hóa xã hội lành mạnh, tác động tích
tích cực đến giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Môi trường kinh tế văn hóa - xã hội có tác động rất lớn đối với việc hình thành nhân cách của cá nhân. Nếu cá nhân được sống trong môi trường thuận lợi nó sẽ có tác động tích cực đến suy nghĩ, hành động của cá nhân đó và ngược lại.
Môi trường kinh tế văn hóa - xã hội bao gồm các yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa xã hội có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Một môi trường kinh tế - xã hội được coi là trong sạch, lành mạnh khi ở đó sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các mặt đời sống xã hội và ngược lại khi văn hóa xã hội được coi trọng cũng cố phát triển thì cũng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa. Phát triển kinh tế và văn hóa xã hội là quá trình song song có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Cho nên trong qúa trình xây dựng và phát triển đất nước cần phải chú trong cả về kinh tế và văn hóa - xã hội.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông thì chúng ta cần phải xây dựng một môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc các em tiếp nhận hiểu một cách sâu sắc hơn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và kế thừa những giá trị truyền thống vào trong cuộc sống.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ: “ Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn luyện phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quarcao, bồi đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam”[13, tr 77]
Như vật chúng ta thấy việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà giáo dục mà là trách nhiệm chung của mọi người, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội, cùng nhau xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.
Trường học chính là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động giáo dục, rèn luyện của học sinh, vì vậy cần phải xây dựng môi trường nhà trường lành mạnh. Môi trường nhà trường bao gồm không gian lớp học, cảnh quan sân trường, mối quan hệ trong nhà trường như mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh… có môi trường giáo dục lành mạnh có tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh.
Tuy nhiên môi trường xã hội của học sinh không chỉ bó hẹp trong trường học mà môi trường xã hội của học sinh còn là nơi để các em rèn luyện thể hiện các giá trị của bản thân. Vì vậy cần phải tạo ra môi trường xã hội phong phú, lành mạnh cho các em học sinh rèn luyện và tự khẳng định mình.
Để giáo dục giá trị đaọ đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn Trần Văn Thời các cấp có thẩm quyền ở địa phương cần phải tạo một môi trường lành mạnh tạo mội điều kiện thuận lợi cho các em phấn đấu học tập rèn luyện tốt nhất.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay thì việc quan trọng đầu tiên đó là cần nâng cao nhận thức về vị trí vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức truyền thống cho việc hình thành nhân cách của con người. Để giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh đạt hiệu quả thì cần phải sự thay đổi nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Đối với gia đình
Hiện nay vẫn còn một số phụ huynh quan niệm việc giáo dục đạo đức là của nhà trường nên đã khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường, chỉ cần lo cho các em đầy đủ về vật chất là được, mỗi năm học hoàn thành các khoản đóng góp coi như là xong nhiệm vụ của mình. Học sinh đến lớp như thế nào thì mặc, đôi khi thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình. Một số gia đình không coi trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, không thật sự là một tấm gương sáng cho các em noi theo, trong ba môi trường hình thành nhân cách của mỗi người thì gia đình là nơi giáo dục quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy muốn giáo dục những giá dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh mỗi gia đình cần phải xác định tầm quan trọng, sự cần thiết phải của những giá trị tinh thần này đối với học sinh. Từ việc xác định vị trí quan trọng này
mà suy nghĩ, hành động đúng góp phần tích cực trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh.
Gia đình cần chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh để kịp thời nắm bắt các thông tin của con em mình, biết được quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Ông bà, cha mẹ phải thật sự là tấm gương sáng trong lời nói và việc làm cho con cháu noi theo.
Về phía nhà trường
Ngày nay, công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước với quan điểm lấy con người làm trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Với đòi hỏi cao về nguồn nhân lực là đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và giáo dục với nhiệm vụ góp phần: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Một trong nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục đạo đức giúp học sinh hình thành nhân cách cùng với việc trang bị những tri thức khoa học thì đồng thời cần chăm lo giáo dục lý tưởng cách mạng, tạo nên nguồn nhân lực vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc bao giờ cũng đóng một vị trí quan trong quá trình xây dựng đất nước. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cần phải được con trọng, phát huy. Nhiệm vụ của văn hóa là xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Đảng ta xác định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả” [14, tr 115].
Như vậy chúng ta thấy rằng việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đóng một vai trò hết sức quan trong, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Để hoạt động giáo dục giá trị đạo đức truyền thống mang lại hiệu quả tốt nhất trước hết cần phải đổi mới nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người trong đó đặc biệt là các lực lượng làm giáo dục. Việc nhận thức đúng hay sai sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác này.
Do vậy, việc đổi mới nhận thức về giáo dục đạo đức truyền thống là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Cụ thể là:
Đối với Ban giám hiệu: Phải quan triệt mọi chủ trương, đương lối của Đảng, nhà nước, các quy định của ngành về công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, có những phương hướng hoạt động trong năm học với nhiều hình thức phong phú đa dạng phù hợp với môi trường giáo dục.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò trực tiếp trong việc giáo dục đạo đức học sinh, là người có ảnh hưởng đến việc giáo dục hình thành nhân cách của học sinh nhiều nhất trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự là là một người gương mẫu, có đủ đức và tài, phải làm tốt nhiệm vụ của mình, là cầu nối giữa học sinh và trường. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đối với giáo viên bộ môn: Phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có trách nhiệm với học sinh, ngoài dạy kiến thức phải giáo dục ý thức đạo đức của học sinh.
Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục đầu năm mỗi trường đều tổ chức hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, trong hội nghị cần phải quán triệt việc giáo dục đạo đức học sinh là cần thiết, quan trọng và xác định nhiệm vụ giáo dụ đạo đức này là của tất cả cán bộ- giáo viên công nhân viên trong nhà trường, cần phải khẳng định việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ có giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy môn giáo dục công dân mà là của tất cả những người làm công tác giáo dục trong nhà trường, do đó cần phải có sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ cùng nhau giáo dục học sinh.
Về phía xã hội
Cần phải xác định vai trò quan trọng của đạo đức truyền thống cho học sinh với sự phát triển xã hội. Một xã hội mà trong đó đạo đức được tôn trọng, mọi người sống có đạo đức thì xã hội đó sẽ ổn định, phát triển. Ngược lại trong xã hội
mà những giá trị đạo đức không được coi trong, cá nhân sống trong xã hội có hành vi vi phạm các giá trị truyền thống đạo đức như không cố gắng học tập, vô lễ với thầy cô giáo, sống vô cảm thờ ơ với mọi người xung quanh, không có lý tưởng … thì xã hội đó không thể phát triển bền vững. Muốn phát huy được những giá trị đạo đức của dân tộc thì phải tạo mọi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội thuận lợi để các em học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện.
Tóm lại muốn giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho học sinh trung học phổ thông ở Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau thì trước hết cần phải có sự thay đổi về nhận thức, thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh, từ đó sẽ có những hành động việc làm thiết thực, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh.