Kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 71 - 72)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2. Kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị

trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh là một tất yếu, cần phải kết hợp giáo dục những truyền thống của dân tộc và đồng thời phải tiếp thu cái mới cái hiện đại cho phù hợp với tình hình thực tế. Giữa truyền thống và hiện đại là một sự thống nhất biện chứng: truyền thống là tiền đề, là nền tảng của hiện đại, và hiện đại là sự kế thừa, sự nối tiếp của truyền thống. Có những giá trị truyền thống tiếp tục được bảo tồn, phát huy trong điều kiện, hoàn cảnh mới, có tác dụng to lớn trong sự phát triển đời sống tinh thần xã hội, ngược lại cũng có những truyền thống không còn thích ứng với xã hội hiện đại; có những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức vốn được coi trọng trong quá khứ đến nay nó đã không còn phù hợp với điều kiện mới, vì vậy trong kế thừa có tính chọn lọc cái gì còn thích hợp thì giữ lại, những cái không còn thích hợp thì cần phải kiên quyết loại bỏ. Trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay phải khắc phục đồng thời cả hai khuynh hướng cực đoan: hoặc là theo chủ nghĩa truyền thống, chỉ ca ngợi, đề cao và phục hồi truyền thống theo kiểu một chiều trong một môi trường đóng cửa, khép kín; hoặc là đón nhận, tiếp thu những yếu tố mới, hiện đại không có chọn lọc, không cân nhắc, chạy theo “hiện đại hóa” bằng bất cứ giá nào. Vì vậy cần phải giáo dục cho các em học sinh biết kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc; đồng thời cũng không được bảo thủ mà phải mở cửa tiếp nhận cái mới cái tiến bộ của thời

đại. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại vừa giúp chúng ta bảo tồn và phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa làm chúng phong phú hơn nhờ sức mạnh ngoại sinh; đào tạo nên một lớp người mới có đủ khả năng và bản lĩnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, trong điều kiện mở cửa, hội nhập như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, tất yếu chúng ta phải kết hợp được các giá trị đạo đức truyền thống với các giá trị đạo đức hiện đại, phải nâng được các giá trị đạo đức truyền thống lên một tầm cao mới. Kết hợp chặt chẽ tính truyền thống với tính hiện đại là một phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh trung học phổ thông nói chung, học sinh các trường trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau nói riêng.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, người lớn làm gương cho con trẻ noi theo” [27, tr 32].

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w