Phương thức kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 88 - 99)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Phương thức kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo

việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Muốn giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh thì nhất thiết phải có sự tác động kết hợp giữa ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo, việc phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa ba môi trường là hết sức cần thiết và là giải pháp tối ưu trong trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm mục đích giáo dục học sinh trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành người công dân có ích cho xã hội, nếu tách ròi ba yếu tố đó thì việc giáo dục lối sống sẽ kém hiệu quả gây nên sụ chồng chéo hoặc mâu thuẫn lẫn nhau. Ở mỗi môi trường giáo dục đều có chức năng riêng, song đều có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà

Mau nói riêng. Quá trình đó cũng không phải chỉ tác động trong một giai đoạn nhất định, mà tác động thường xuyên, liên tục tới tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức của con người.

Kết hợp giữa gia đình và nhà trường

Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là yếu tố cần thiết quan trọng nhất trong các mối quan hệ để giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, bởi vì trên thực tế thời gian ở trường của các em mỗi buổi học khoảng 4 đến 5 tiết, thời gian còn lại phần lớn ở gia đình và xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả, phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động, thường xuyên cập nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học sinh. Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường chủ yếu là thông qua họp phụ huynh, gặp gỡ trao đổi và phối hợp thông qua sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường.

Đầu năm học trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, đây là cơ hội gặp gỡ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh, tìm hiểu bàn bạc trao đổi các biện pháp, giáo dục học sinh sẽ được tốt hơn. Trong cuộc họp phụ huynh sẽ nghe các thông tin về tình hình của trường, của lớp, thống nhất về sự hợp tác giáo dục học sinh mục tiêu chung đó là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em học tập và rèn luyện đạo đức. Trong cuộc họp này bầu ra ban đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ là:

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;

+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả cao thì giáo viên nên kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo

dục con em ở gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở nhà trường. Trên thực tế các trường trung học phổ thông nói chung chưa khai thác tác vai trò của hội này.

Trong hoạt động dạy và học diễn ra nếu học sinh có những biểu vi phạm đạo đức, suy nghĩ chưa đúng, chưa cố gắng trong học tập, kết quả học tập sa sút … thì giáo viên chủ nhiệm phải chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh để cùng nhau tìm ra giải pháp thích hợp. Cuộc gặp gỡ này có thể giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh đến trường hoặc trực tiếp đén nhà các em học sinh. Thực tế nếu có điều kiện giáo viên nên đến nhà học sinh bởi vì qua đây sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình học sinh như thế nào, biết cách sinh hoạt trong gia đình các em càng tìm hiểu kỹ về đối tượng người học bao nhiêu thì hiệu quả giáo dục sẽ cao bấy nhiêu, đồng thời qua đây học sinh sẽ cảm nhận được sự thương yêu quan tâm của thầy cô của mình, dùng tình cảm để cảm hóa giáo dục các em là hình thức giáo dục đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên cần phải có sự phối hợp giáo dục, gia đình cũng phải thường xuyên theo dõi đôn đốc các em; chủ động liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình của con em mình. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển việc liên lạc giữa gia đình và nhà trường diễn ra rất thuận lợi, có thể điện thoại liên lạc hoặc tìm hiểu bằng thông tin điện tử. Các trường trung học phổ thông trên huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau vận động các bậc phụ huynh nên sử dụng sổ liên lạc điện tử, thông tin về học sinh sẽ kịp thời gữi đến phụ huynh, ví dục hôm nay các em không đến lớp hoặc không học bài, thái độ chưa đúng với giáo viên, hoặc được điểm tốt… sẽ được phụ huynh biết trong ngày. Hình thức liên lạc này được phụ huynh hưởng ứng nhiều, hầu như đa số các bậc phụ huynh đăng ký (trừ trường hợp gia đình không sử dụng điện thoại di động).

Kết hợp giữa nhà trường và xã hội:

Sự kết hợp giữa nhà trường và xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và xã hội là thể hiện sự quan tâm của địa phương tới sự phát triển văn

hóa, giáo dục. Hình thức phối hợp như nhà trường phối hợp với lực lượng Công an bảo đảm tạo môi trường an ninh trật tự tốt cho các em yên tâm học tập, rèn luyện đạo đức. Nếu như trong trường phổ thông dạy các em những điều hay lẽ phải mà bên ngoài xã hội các em lại thấy mặt trái của nó như trộm cắp, đánh nhau… sẽ gieo vào đầu các em sự hoài nghi về kiến thức mà mình được tiếp thu. Hoặc phối hợp với cảnh sát giao thông tuyên truyền giáo dục các em về ý thức chấp hành luật giao thông qua sự gặp gỡ trực tiếp giữa lực lượng này và học sinh; hay liên lạc với hội cựu chiến binh ở địa phương, đại diện gặp gỡ học sinh ôn lại lịch sử của địa phương… phối hợp với những người làm công tác truyền thông tuyên truyền những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Nguyên cứu sự phối hợp này, nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã khái quát: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đương với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, người lớn làm gương cho con trẻ noi theo”.

Kết hợp giữa gia đình và xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, muốn xã hội phát triển bền vững thì gia đình phải kế thừa và phát huy được những giá trị đạo đức của dân tộc ta. Về phí xã hội quan tâm đến các gia đình như hỏ trợ về mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, kinh tế phát triển thì lĩnh vực văn hóa cúng có điều kiện để phát triển hơn, hành lập quỹ khuyến học động viên học sinh có thành tích học tập, rèn luyện tốt, tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của nhân thông qua phát thanh, các buổi sinh hoạt của các hội phụ nữ, hội cựu chiến binh từ trong gia đình lại có tác dụng tuyên truyền giáo dục các em học sinh. Việc công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gia đình hiếu học, nông dân sản xuất giỏi có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức truyền thống trong gia đình hiện nay. Muốn được công nhận những danh hiệu đó thì gia đình sẽ sống có trách nhiệm,

hòa thuận xây dựng gia đình hạnh phúc, con cái chăm học, người lớn lao động cần cù và sáng tạo.

Ngoài ra ở địa phương nên môi trường xã hội lành mạnh để các em có sân chơi bổ ích lành mạnh, biết quý trọng hơn những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Như các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thi vẽ tranh về đề phù hợp với lứa tuổi… đặc biệt là vào mùa hè thời gian rảnh rỗi nhiều không có nơi vui chơi giải trí lành mạnh các em dễ bị kẻ xấu lôi kéo lợi dụng làm việc không đúng, hoặc tìm cách giết thời gian bằng cách chơi game, lâu ngày sẽ nghiện ảnh hưởng ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành nhân cách của các em.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà mau là một giải pháp căn bản của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ, những phong tục tập quán lạc hậu ngăn cản sự phát triển của xã hội, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có

Kết luận chương 3

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho hoc sinh có vai trò cực kỳ quan trọng, hiện nay bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết.

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay, trước hết cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong toàn xã hội. Xác định giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên Đảng ta luôn quan tâm và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh.

Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cần có sự thống nhất trong nhận thức và hành động, khi có nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng. Việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau nói riêng trong giai đoạn hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết, để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục học sinh là một quá trình bao gồm những giải pháp sau: phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh, coi đó là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định, thể hiện trình độ cao của sự phát triển nhân cách. Bên cạnh đó cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức truyền thống, có sự kết hợp giữa giáo dục chính khóa thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động phong trào trong các nhà trường và các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

C. KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong tiến trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập và mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. Bên cạnh những tác động tích cực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển thì nó có tác động ảnh hưởng tiêu cực đến những giá trị tinh thần của người Việt Nam chúng ta. Vì vậy đòi hỏi chúng ta có phải tiếp thu cái mới phải có tính chọn lọc, phải giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời phải mở cửa tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ mà nhân loại đã đạt được, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông, các em đang trong giai đoạn sắp trưởng thành thích thể hiện, dễ bị tác động ảnh hưởng đến hành vi của mình đòi hỏi chúng ta phải giáo dục hướng các em có những hành vi đúng. Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội giúp tạo nên một sức mạnh giúp các em tránh được việc làm không đúng. Việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh là một tất yếu khách quan.

Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định, việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở đây luôn được coi trọng, củng cố và phát triển. Tuy vậy, bên cạnh những thành thành tựu đã đạt được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông nói chung và trung học phổ thông ở huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau nói riêng, luận văn đã tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân đạt được những thành tựu, cũng như những hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức học sinh trung học phổ thông từ đó đưa ra một số giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc. Theo đó, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông; đổi mới nội dung và phương pháp

giảng dạy môn Giáo dục công dân, đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông là những giải pháp chủ yếu.

D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014), Giá trị văn hóa truyền thống

dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội

[2] Nguyễn Lương Bằng (2015), Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên

địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, Nxb Nghệ An.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kết quả Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGDDT quy định Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

[6] Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề triết học - con người - xã hội, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội

[7] Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống

trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[8] Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức

trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội

[9] Phạm Khắc Chương (1997), Thực trạng và một số giải pháp giáo dục

đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w