Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4. Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung học phổ

phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau thông qua các môn học

Giáo dục là con đường ngắn nhất giúp con người phát triển một cách nhanh chóng, bỏ qua được những sự tìm kiếm, thăm dò không cần thiết, tạo điều kiện và cho phép con người sớm tiếp xúc với nền văn minh nhân loại. Trong công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, mỗi lực lượng, mỗi thành tố, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội đều có vị trí, vai trò, chức năng nhất định của nó.

Dạy học môn giáo dục công dân là một trong những hình thức và hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang lại hiệu quả cao nhất, là “mặt trận” hàng đầu trong giáo duc giá trị đạo đức hiện nay ở trường trung học phổ thông huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Môn Giáo dục công dân có nội dung khá phong phú và đa dạng, từ nội dung giáo dục đạo đức và kỹ năng sống đến những kiến thức liên quan đến triết học (việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học), những kiến thức về đạo đức, những kiến thức liên quan đến kinh tế (chính sách phát triển kinh tế), những kiến thức thuộc mảng pháp luật. Việc nghiên cứu thiết kế lại nội dung, chương trình môn học giáo dục công dân cho phù hợp và hiệu quả với từng đối tượng, tạo sự say mê cho cả thầy và trò là một biện pháp cần thiết trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay.

Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay đạt hiệu quả cao, bên cạnh môn giáo dục công dân đóng vai trò chính trong việc giáo dục đạo đức của học sinh thì các môn khoa học khác cũng góp phần không nhỏ

trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa tùy theo đặc thù của từng môn mà góp phần vào việc giáo dục hình thành nhân cách học sinh.

Môn Văn học bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại…

Trong đó môn lịch sử là môn cung cấp cho học sinh truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc để học sinh hiểu và phát huy truyền thống trong cuộc sống hiện tại. Môn lịch sử ở trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo đạo đức, lối sống cho học sinh rất sâu sắc. Qua môn lịch sử các em hiểu về cội nguồn lịch sử của dân tộc ta, giúp các em sẽ thấy tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, từ đó các em phát huy truyền thống của dân tộc ta như yêu nước sống nhân nghĩa, đoàn kết vị tha...

Môn học Địa lý giúp học sinh nhận thức đúng vai trò của tự nhiên, của con người trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên lãnh thổ từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, tư duy kinh tế, tư duy sinh thái...mỗi môn học trong trường phổ thông có nhiệm vụ truyền tải nội dung kiến thức khác nhau nhưng có cùng mục tiêu đó là trang bị cho các em những tri thức kĩ năng cần thiết làm hành trang để bước vào đời trở thành người có ích cho xã hội.

Các môn khoa học tự nhiên như Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học… rất có lợi thế trong việc giáo dục các em trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Ở các môn khoa học tự nhiên giáo dục các em lòng say mê nghiên cứu khoa học, tư duy biện chứng trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh, rèn luyện tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ, tự mình giải quyết các bài tập một cách sáng tạo và chủ động.

Mỗi một môn học đều có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh, muốn nâng cao giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh thì

phải có sự kết hợp giữa các môn học. Do đó thông qua bài học giáo viên truyền đạt nội dung kiến thức bài học cho học sinh phải kết hợp việc giáo dục đạo đức các em, mỗi môn học cần phải đáp ứng được yêu cầu: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh, nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, chuyển từ lối dạy thầy đọc – trò chép, thầy giảng bài trò ghi nhớ máy móc như trước đây sang lối dạy linh động hơn, hiện nay thầy giáo là người tổ chức, trò là người hoạt động trong quá trình dạy học có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh tránh được tình trạng tiếp thu thụ động. Trong kiểm tra đánh giá học sinh cần phải thay đổi, câu hỏi ở các môn xã hội nên ra ở đề mở phát huy tính tìm tòi sáng tạo của học sinh, không nên cho ở dạng trình bày ghi nhớ máy móc. Mỗi môn học đều có tác dụng giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, tùy theo đặc thù môn học mà giáo viên có những đóng góp trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh.

Một phần của tài liệu GIÁO dục GIÁ TRỊ đạo đức TRUYỀN THỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN TRẦN văn THỜI, TỈNH cà MAU (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w