Các môi trường tự nhiên:

Một phần của tài liệu Giao an Dia li 7 HK II (Trang 67 - 72)

(TT)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Sự phân bố các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu và các đặc điểm của môi trường.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng phân tích biểu đồ, lược đồ khí hậu.

- Phân tích tranh ảnh để nắm được đặc điểm của các môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường.

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ khí hậu châu Âu. - Bản đồ tự nhiên châu Âu.

- Tài liệu tranh ảnh về các môi trường tự nhiên của châu Âu.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1’)2. Bài cũ: (5’) 2. Bài cũ: (5’) 3. Bài mới: (1’)

TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động 1:

- Châu Âu có các kiểu môi trường nào? GV yêu cầu HS quan sát H52.1.2.3.4 thảo luận theo nhóm cho biết:

- Đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường? Nơi phân bố?

- Đặc điểm sông ngòi châu Âu? - Thực vật của châu Âu?

* HS thảo luận theo nhóm; đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. * GV chuẩn xác. H52.1: Trạm Bret (Pháp) - Nhiệt độ cao nhất: 180C – Tháng 7-8 - Nhiệt độ thấp nhất: 80C – Tháng 1-2 - Biên độ nhiệt: 100C.

- Tổng lượng mưa: 820mm; mưa quanh năm, mùa mưa từ Tháng 10 tháng 1

III. Các môi trường tựnhiên: nhiên:

1. Môi trường ôn đới hảidương: dương:

- Phân bố: ven biển Tây Âu - Khí hậu: ấm và ẩm: Hè mát, Đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 00C. Mưa quanh năm.

- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm, không đóng băng.

- Thực vật: rừng lá rộng (Sồi, dẻ)

năm sau. Hoạt động 2: H52.2: Trạm Cadan (Nga) - Nhiệt độ cao nhất: 200C – Tháng 7 - Nhiệt độ thấp nhất: -130C – Tháng 1 - Biên độ nhiệt: 330C. - Tổng lượng mưa: 443mm. - Mùa mưa: T5T10

- Mùa khô: T11T4 năm sau.

Hoạt động 3 H52.3: Trạm Pa-lec-mô. - Nhiệt độ cao nhất: 240C – Tháng 6-7 - Nhiệt độ thấp nhất: 100C – Tháng 1 - Biên độ nhiệt: 140C. - Tổng lượng mưa: 711mm. - Mùa mưa: T10T3 năm sau - Mùa khô: T4T9

Hoạt động 4: H52.4:

- Dãy An pơ có bao nhiêu đai thực vật? Mỗi đai nằm trên các độ cao nào?

- Tại sao các đai thực vật khác nhau theo độ cao? (Do nhiệt độ, lượng mưa thay đổi…)

* GV chuẩn xác.

2. Môi trường ôn đới lụcđịa: địa:

- Phân bố: Khu vực Trung và Đông Âu.

- Khí hậu: Hè nóng có mưa; Đông lạnh và khô (có tuyết rơi)

- Sông ngòi: nhiều nước vào mùa Xuân - Hạ, mùa Đông đóng băng. - Thực vật: thay đổi từ BN: Đồng rêu - Rừng lá Kim - Rừng hỗn giao - Rừng lá rộng - Thảo nguyên - Thực vật nửa hoang mạc.

3. Môi trường Địa TrungHải: Hải:

- Phân bố: Khu vực Nam Âu và ven Địa Trung Hải. - Khí hậu: Hè nóng và khô; Thu – Đông không lạnh và có mưa.

- Sông ngòi: ngắn và dốc, nhiều nước vào Thu – Đông.

- Thực vật: Rừng lá cứng.

4. Môi trường núi cao:

- Phân bố: vùng núi cao Anpơ; Cac Pát.

- Khí hậu: nhiệt độ giảm khi lên cao, mưa nhiều ở sườn Tây.

- Thực vật: thay đổi theo độ cao

1. Củng cố: (4’)

- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa; giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu Địa Trung Hải.

- Tại sao thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ Tây sang Đông?

2. Công việc về nhà: (1’)

- Làm bài tập ở vở Thực hành. - Học bài và chuẩn bị trước bài mới.

Tiết 60: Bài 53: THỰC HÀNH

ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒNHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU. NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Đặc điểm khí hậu, sự phân hoá của khí hậu châu Âu. - Mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu; kỹ năng so sánh các yếu tố khí hậu, diện tích của các vùng lãnh thổ có các kiểu khí hậu khác nhau ở châu Âu.

II. Thiết bị dạy học:

- Lược đồ khí hậu châu Âu.

- Tài liệu, tranh ảnh về thảm thực vật ở các kiểu khí hậu.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1’)2. Bài cũ: (5’) 2. Bài cũ: (5’) 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Bài 1: Nhận biết đặc điểm khí hậu.

* GV yêu cầu HS quan sát H51.2 thảo luận theo nhóm các vấn đề sau:

- Vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcăng-đi-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở Ai-xơ-len?

- Quan sát đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa Đông.

- Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích của các vùng có các kiểu khí hậu đó.

* HS thảo luận theo nhóm; đại diện mhóm trình bày; nhóm khác bổ sung.

* GV chuẩn xác. a. Giải thích:

- Ven biển Xcăng-đi-na-vi có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chạy sát bờsưởi ấm khí hậu ven bờ Nhiệt độ ven biển phía Tây ấm áp.

- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương Độ bốc hơi trên biển lớnMưa diễn ra nhiều trên bán đảo Xcăng-đi-na-vi.

b. Nhận xét nhiệt độ của châu Âu vào mùa Đông:

- Phía Tây nhiệt độ cao hơn phía Đông. + Vùng ven biển phía Tây: T0= 00C

+ Phía Đông thuộc ĐB Đông Âu: T0= 100C + Dãy núi Uran: T0= -200C

- Phía Nam nhiệt độ cao hơn phía Bắc: + Các đảo phía Nam: T0 tháng 1= 100C

+ Vùng biển Bắc băng Dương: T0 = -100C- 200C

c. Các kiểu khí hậu của châu Âu xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:

- Ôn đới lục địa - Ôn đới hải dương - Địa Trung Hải - Hàn đới.

Hoạt động 2: Bài 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ,lượng mưa. lượng mưa.

* GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời các yêu cầu của bài tâp 2. * HS thảo luận theo nhóm; đại diện nhóm trình bày; nhóm khác bổ sung.

* GV chuẩn xác theo bảng: Đặc điểm khí hậu Trạm A Trạm B Trạm C 1. Nhiệt độ - Tháng 1 - Tháng 7 - Biên độ nhiệt - Nhận xét - 30C 200C 230C Mùa Đông lạnh; Mùa Hè nóng 70C 200C 130C Mùa Đông ấm; Mùa Hè nóng 50C 170C 120C Mùa Đông ấm; Mùa Hè mát 2. Lượng mưa - Các tháng mưa nhiều - Các tháng mưa ít - Nhận xét T5T8 T9T4 năm sau Lượng mưa ít, mưa nhiều vào mùa Hè

T9T1 năm sau T2T8

Lượng mưa Tbình. Mưa nhiều vào Thu Đông

T8T5 năm sau T 6 – 7

Lượng mưa lớn, mưa quanh năm

3. Kiểu khí hậu Ôn đới lục địa Địa Trung Hải Ôn đới hải dương

4. Thảm thực vật tương ứng

D. Cây lá kim F. Cây bụi lá cứng E. Cây lá rộng

IV. Hoạt động nối tiếp:

1. Củng cố: (4’)

- GV yêu cầu HS làm bài tập ở vở Thực hành

2. Công việc về nhà: (1’)

- Học bài và chuẩn bị trước bài mới.

Tiết 61: Bài 54: DÂN CƯ – XÃ HỘICHÂU ÂU. CHÂU ÂU.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Dân số châu Âu đang già đi dẫn đến làn sóng nhập cư lao động, gây phức tạp về vấn đề dân tộc, tình hình chính trị xã hội châu Âu.

- Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hoá cao, ranh giới nông thôn, thành thị ngày càng thu hẹp lại.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng phân tích lược đồ, biểu đồ để nắm được tình hình dân cư xã hội châu Âu.

II. Thiết bị dạy học:

- Lược đồ tự nhiên châu Âu.

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu.

- Tài liệu, tranh ảnh về đạo Tin Lành, Đạo Chính Thống; Đạo Thiên Chúa.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1’)2. Bài cũ: (4’) 2. Bài cũ: (4’) 3. Bài mới: (1’)

TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động 1:

- Kể tên các chủng tộc trên TG? (Ơ-rô-pê-ô- it; Môn-gô-lô-it; Nê-grô-it…)

- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? (Ơ-rô-pê-ô-it)

- Tôn giáo?

- Quan sát H54.1 em hãy cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Kể tên các nước thuộc từng nhóm.

* HS trình bày. * GV chuẩn xác.

1. Sự đa dạng về ngônngữ tôn giáo và văn hoá: ngữ tôn giáo và văn hoá:

- Phần lớn dân cư châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê- ô-it.

Một phần của tài liệu Giao an Dia li 7 HK II (Trang 67 - 72)