Tiến trình dạy học: 1 Ổn định lớp: (1’)

Một phần của tài liệu Giao an Dia li 7 HK II (Trang 49 - 52)

1. Ổn định lớp: (1’) 2. Bài cũ: (5’)

3. Bài mới: (1’)

Nội dung: Trả lời các “câu hỏi và bài tập” ở SGK từ Bài 30  Bài 46.

* GV đưa ra hệ thống câu hỏi:

- Trình bày các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội của 3 khu vực châu Phi.

- Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu của Bắc Phi?

- Vị trí địa lý, các đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ? - Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Bắc Mĩ? + Đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ?

+ Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hoá đó? + Trình bày sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ?

+ Những ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ? + Nông nghiệp Bắc Mĩ có những thuận lợi và khó khăn gì? + Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ? + Ý nghĩa của hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)? - Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của Trung và Nam Mĩ? + Đặc điểm địa hình Trung và Nam Mĩ?

+ Sự phân hóa tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ? + Đặc điểm dân cư – xã hội Trung và Nam Mĩ?

- So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ với địa hình Nam Mĩ? - Những ngành công nghiệp quan trọng của Nam Mĩ?

- Tại sao nền kinh tế Nam Mĩ là nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài? - Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazôn lên hàng đầu?

- Tại sao công cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công?

- Các vấn đề môi trường và xã hội nảy sinh do quá trình đô thị hoá tự phát ở Trung và Nam Mĩ?

- Vì sao các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị sa sút? - Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ có gì khác với Nam Mĩ?

- Mục tiêu, vai trò của thị trường chung Mec-cô-xua?

ĐỀ:

Tiết 54: Chương VIII: CHÂU NAM CỰC

Bài 47: CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤCLẠNH NHẤT THẾ GIỚI. LẠNH NHẤT THẾ GIỚI.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học HS cần nắm được:

- Các hiện tượng tự nhiên và đặc điểm tự nhiên của một châu lục ở vùng Địa Cực.

- Vị trí, địa hình, khí hậu, các loài động thực vật tiêu biểu của châu Nam Cực.

- Vài nét chính về lịch sử khám phá, nghiên cứu của châu Nam Cực.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng đọc bản đồ địa lý ở vùng Địa Cực. - Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích các biểu đồ khí hậu.

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực. - H47.3 SGK

- Tranh ảnh về châu Nam Cực.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1’) 2. Bài mới: (1’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các châu lục trên thế giới, châu Nam Cực là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên. Với “Hiệp ước Nam Cực” được các nước tiên phong nghiên cứu châu Nam Cực thông qua ngày 1 tháng 12 năm 1959, châu Nam Cực trở thành miền đất nổi duy nhất của thế giới mà trên đó mọi đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên không được công nhận. Hôm nay chúng ta sẽ khám phá những bí ẩn về vùng đất Nam Cực xa xôi …

TG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động 1:

* Quan sát H47.1 em hãy xác định: - Vị trí, diện tích của châu Nam Cực? * HS trình bày. * GV chuẩn xác: Hoạt động 2: I. Vị trí, diện tích: 1. Vị trí: - Nằm trong vòng cực Nam. 2. Diện tích: - Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. có S: 14,1 triệu Km2.

Một phần của tài liệu Giao an Dia li 7 HK II (Trang 49 - 52)