Cơ chế phân quyền có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 68 - 69)

quyền lực nhà nước

Hiến pháp 2013 đã ghi nhận tại khoản 3, điều 3, chương I: Quyền lực

nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điểm khó khăn nhất trong việc xây dựng mô hình bảo hiến cơ quan

chuyên trách ở nước ta chính là việc dung hòa sao cho phù hợp giữa bảo vệ quyền lực nhà nước là thống nhất mà không làm mất đi bản chất của mô hình bảo hiến. Thông thường nguyên tắc thống nhất quyền lực sẽ mang lại những rào cản trong việc xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách. Điều này xuất phát từ mâu thuẫn giữa một bên là tính tối cao của Quốc hội

“Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” và nguyên tắc thống

nhất quyền lực nhà nước với một bên là việc xem xét những giá trị pháp lý của Quốc hội ban hành. Bộ máy nhà nước Việt Nam là bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là nguyên tắc hiến định nhằm bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Có thể hiểu là cho dù Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng sẽ phải chịu sự kiểm soát của cơ quan chuyên trách khác.Vấn đề sẽ rất phức tạp khi vừa sử dụng nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước vừa bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp.

Tuy nhiên, sự mâu thuẫn sẽ được giải quyết phần nào thông qua cách hiểu mới về sự thống nhất quyền lực ở Việt Nam. Quyền lực tập trung vào Quốc hội dựa trên cơ chế trao quyền của Hiến pháp có phân công giữa các cơ quan quyền lực chứ không phải định hướng quyền lực tuyệt đối theo mô hình “Xô Viết tối cao”. Yêu cầu cần thiết phải giữ cân bằng và ổn định trong sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước theo trật tự hiến định,

64

hạn chế mọi hành vi lạm quyền và vượt quyền từ bất cứ cơ quan nào. Khi xảy ra sự lạm quyền, vượt quyền của các cơ quan nhà nước vi phạm thẩm quyền hiến định thì phải có cơ chế để phán quyết những hành vi vi hiến. Sự phân công, phối hợp sẽ giúp các ngành quyền lực có sự độc lâp nhất định và tạo nền tảng cho việc tạo dựng cơ chế bảo hiến chuyên trách đặc thù hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)