Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên trách độc lập, đảm bảo cho cho cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được phân công, phán xét hành vi vi hiến, phối hợp thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hội đồng Hiến pháp bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, sự thống nhất và hoàn thiện, phát triển của hệ thống pháp luật.
80
Hội đồng Hiến pháp là cơ quan có thẩm quyền hẹp hơn so với thẩm quyền của Toà án Hiến pháp. Nhằm đạt mục đích đã đặt ra từ ban đầu, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, hội đồng Hiến pháp được trao quyền thực hiện kiểm tra tính hợp hiến của những văn bản pháp luật trước khi được ban hành (kiểm soát trước văn bản), đồng thời hội đồng Hiến pháp cũng thực hiện việc kiểm tra tính hợp hiến của những văn bản pháp luật khi được các chủ thể yêu cầu (kiểm tra văn bản đã thi hành), bên cạnh đó hội đồng Hiến pháp thực hiện nhiệm vụ giám sát các cuộc bầu cử, giải thích Hiến pháp, tư vấn pháp luật.
Chức năng thứ nhất: Hội đồng Hiến pháp kiểm soát văn bản trước
khi ban hành nhằm hạn chế những văn bản không hợp hiến được ban hành, tránh được việc phải huỷ bỏ văn bản đã có hiệu lực pháp lý, tránh lãnh phí nguồn nhân lực và tài chính phục vụ xây dựng pháp luật, tạo nên sự ổn định trong hệ thống pháp luật, tạo niềm tin của nhân dân vào cơ quan lập pháp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt của hội đồng Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp có thể thực hiện chức năng này trong toàn bộ những khâu của việc xây dựng văn bản pháp luật, đặc biệt là trong quá trình thẩm định văn bản pháp luật trước khi thông qua. Hội đồng Hiến pháp cần được trao quyền xem xét tất cả những văn bản pháp luật chưa được ban hành, đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị được thông qua, nhằm đưa ra những ý kiến, những tham vấn, những quyết định về tính hợp hiến của văn bản chưa được ban hành. Sau khi kiểm tra tính hợp hiến của văn bản, việc ban hành văn bản pháp luật sẽ chính xác tạo nền tảng xây dựng hệ thống pháp luật chính xác, đầy đủ và thống nhất.
Chức năng thứ hai: Hội đồng Hiến pháp thực hiện kiểm tra những
văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, xem xét những hành vi có dấu hiệu vi hiến. Chức năng này của hội đồng Hiến pháp không tự nhiên hình thành như chức năng kiểm soát trước ban hành văn bản, mà chỉ hình thành trên
81
cơ sở khi có yêu cầu của những chủ thể có thẩm quyền đề nghị xem xét hành vi, hay văn bản pháp lý có vi hiến.
Hội đồng Hiến pháp không tự động xem xét bất kỳ vấn đề vi hiến nào nếu không có khiếu nại về vấn đề đó được đưa ra. Khi xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng có dấu hiệu vi hiến, cần được xem xét mức độ hợp hiến của hành vi hay văn bản, các chủ thể yêu cầu hội đồng Hiến pháp nghiên cứu xem xét vấn đề đồng thời đưa ra phán quyền về mức độ hợp hiến của hành vi hay văn bản pháp lý, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về cách thức xử lý các trường hợp khẳng định vi phạm Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp có quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực của văn bản pháp luật vi hiến đồng thời yêu cầu Quốc hội xem xét lại tính hợp hiến của văn bản đã ban hành. Quốc hội buộc phải xem xét những đề nghị của hội đồng bảo hiến, sau một thời gian đề nghị nếu không có sự trả lời từ Quốc hội. Hội đồng Hiến pháp có quyền tuyên bố hủy bỏ văn bản pháp luật vi hiến.
Chức năng thứ ba, hội đồng Hiến pháp không chỉ giữ vai trò kiểm
hiến, tài phán Hiến pháp mà còn kiêm luôn nhiệm vụ giải thích Hiến pháp. Quyền giải thích Hiến pháp là quyền gắn liền với chức năng của hội đồng Hiến pháp, quyền hạn này tự nhiên được thừa nhận cho dù có được quy định trong Hiến pháp hay không? Một phần nguyên nhân dẫn đến có tình trạng vi hiến xảy ra trên thực tế có nguyên nhân là do cách hiểu về Hiến pháp của các đối tượng khi thi hành Hiến pháp là không giống nhau. Cách hiểu quy định Hiến pháp không giống nhau xuất phát từ bản thân Hiến
pháp chưa thể hiện rõ tinh thần của Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 đã xây
dựng theo hướng ngắn gọn, cụ thể và rõ ràng, không mang nặng tính định tính, tuyên ngôn, thể hiện đầy đủ mục đích ban hành.
Bên cạnh đó, cũng cần có những cách hiểu chính thức và thống nhất về quy định của Hiến pháp nhằm áp dụng trong quá trình các chủ thể thi hành pháp luật, tuân thủ Hiến pháp. Trong trường hợp, có những mâu thuẫn
82
giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau hay giữa những công dân với cơ quan có thẩm quyền xuất phát từ việc hiểu không chính xác quy định Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp dựa trên những điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế văn hoá, mục tiêu định hướng, được trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp nhằm cụ thể hoá quy định vướng mắc cho việc áp dụng trở nên gọn nhẹ hơn.
Chức năng thứ tư của hội đồng Hiến pháp: đây là một trong những
chức năng cơ bản của nhằm bảo vệ giá trị của Hiến pháp. Đối với hoạt động bầu cử, Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình bầu cử, đặc biệt là quá trình bầu cử Quốc hội. Hội đồng Hiến pháp sẽ giám sát tính hợp hiến của cuộc bầu cử. Hội đồng Hiến pháp được trao quyền giải quyết tranh chấp trong cuộc bầu cử. Hội đồng Hiến pháp trao quyền công bố kết quả bầu cử sau khi đảm bảo tính pháp lý, hợp hiến của cuộc bầu cử.
Chức năng thứ năm của hội đồng Hiến pháp: Hội đồng Hiến pháp
chịu trách nhiệm nghiên cứu định hướng những vấn đề pháp luật quan trọng để cùng với những cơ quan khác như Uỷ ban pháp luật, bộ Tư pháp đưa ra những khuyến nghị định hướng trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt hội đồng Hiến pháp đề xuất, tổ chức kết hợp với cơ quan trung ương, địa phương tiến hành hoạt động phổ biến, thăm dò hiệu quả pháp lý của Hiến pháp, tạo tiền đề cho Hiến pháp thực sự trở thành đạo luật gốc, đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hội đồng Hiến pháp muốn hoạt động hiệu quả trong thực tiễn cần có sự ghi nhận đầy đủ các chức năng cần thiết. Các chức năng cơ bản có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động bảo vệ giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp. Những chức năng trên đã bao gồm gần như đầy đủ những nhiệm vụ quan trọng nhất phải thực hiện của hội đồng Hiến pháp,
83
việc xây dựng hội đồng Hiến pháp trên thực tế có được tiến hành hay không, nhìn nhận các chức năng đầy đủ các chức năng hay không tùy thuộc vào quan điểm xây dựng mô hình bảo hiến của các nhà lập pháp.
Mô hình hội đồng Hiến pháp là mô hình không phổ biến như các mô hình bảo hiến khác trên thế giới. Việc lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp đối với mỗi quốc gia phải căn cứ vào rất nhiều các yếu tố, vậy nên các mô hình phổ biến chưa chắc đã phù hợp với quốc gia. Sự khác nhau giữa các mô hình đem lại sự ưu việt của mô hình trong những hoàn cảnh khác nhau, phù hợp với các thể chế chính trị khác nhau, được các quốc gia lựa chọn. Hội đồng Hiến pháp là mô hình phù hợp với quá trình quá độ, mang tính ổn định, thích ưng với hoàn cảnh với các trường hợp cụ thể. Mô hình hội đồng Hiến pháp áp dụng và từng bước có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn của quốc gia, nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý tối cao của Hiến pháp.
3.4.4.Trình tự, thủ tục hoạt động của hội đồng Hiến pháp
Hội đồng Hiến pháp trình tự, thủ tục hoạt động đặc biệt liên quan đến việc xem xét tính hợp hiến của một văn bản pháp luật hay hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trình tự và thủ tục hoạt động của hội đồng Hiến pháp cần được ghi nhận đầy đủ trong các văn bản có giá trị pháp lý nhằm tạo tiền đề để hội đồng Hiến pháp có thể tiến hành hoạt động bảo hiến.
Hoạt động hội đồng Hiến pháp gây nhiều điểm lưu ý nhất chính là hoạt động kiểm soát các văn bản quy phạm đã được ban hành, có giá trị pháp lý. Hội đồng Hiến pháp bắt đầu xem xét tính hợp hiến của một vấn đề khi có yêu cầu xem xét tính hợp hiến của một văn bản hay một hành vi. Công dân có quyền kiến nghị và yêu cầu kiểm tra xem có dấu hiệu vi hiến tồn tại hay không.
Sau khi xác định vụ việc xem xét tính hợp hiến thuộc phạm vi xử lý của hội đồng Hiến pháp, hội đồng sẽ tiếp nhận vụ việc và bắt đầu thực hiện
84
quy trình kiểm tra tính hợp hiến của vấn đề. Vấn đề sẽ được cơ quan giúp việc thu thập thông tin, tài liệu sau đó dưới sự tư vấn của những nhà khoa học Hiến pháp hàng đầu, hội đồng Hiến pháp sẽ đưa ra quyết định về tính hợp hiến của vấn đề dựa trên nguyên tắc hoạt động của hội đồng: đa số, tập thể và công khai. Hội đồng sau khi thống nhất sẽ thông báo quyết định của mình đến các chủ thể có liên quan bao gồm: các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc yêu cầu kiểm tra tính hợp hiến của vấn đề, chủ thể yêu cầu kiểm tra. Đồng thời báo cáo đưa ra khuyến nghị phương án giải quyết lên cơ quan quyền lực nhà nước - Quốc hội nhằm có thể đảm bảo tính hợp hiến. Để thể xử lý triệt để vấn đề, hội đồng Hiến pháp yêu cầu sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp đặc biệt là Quốc hội.
Đối với hoạt động kiểm soát văn bản chưa ban hành và tư vấn pháp lý, hội đồng Hiến pháp căn cứ theo thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp tiến hành chức năng của mình, đưa ra những ý kiến, đóng góp về tính hợp hiến về chương trình, hiệu quả của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, đưa ra những gợi ý, biện pháp phối hợp để yêu cầu bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp khi xây dựng pháp luật. Hội đồng Hiến pháp tham gia ở các khâu của quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt từ khi thẩm định đến trước khi công bố nhằm đưa ra khuyến nghị kịp thời cho Quốc hội nhằm hạn chế tối đa phải xử lý những văn bản không phù hợp Hiến pháp sau khi đã có hiệu lực pháp luật với một trình tự thủ tục đặc biệt, kéo dài và phức tạp.
85
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Mô hình hội đồng Hiến pháp tuy rằng không còn xa lạ với các quốc gia trên thế giới nhưng ở Việt Nam đây là mô hình mới hoàn toàn. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã từng ghi nhận mô hình hội đồng Hiến pháp tạo nền tảng cho cơ quan bảo hiến chuyên trách xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do, mô hình này đã không xuất hiện trong bản Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Hội đồng Hiến pháp là mô hình không được áp dụng ở quá nhiều các quốc gia trên thế giới, tính hiệu quả của mô hình chỉ ở mức trung bình. Đề xuất mô hình hội đồng Hiến pháp dựa trên sự đánh giá và nhìn nhận khách quan, thực tiễn để phù hợp nhất với hoàn cảnh ở Việt Nam.
Mô hình hội đồng Hiến pháp được thành lập là cần thiết với nhu cầu thực tiễn, dựa trên nền tảng về phương hướng và đường lối của nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế bảo hiến hiện thời, kế thừa phát huy tối đa giá trị pháp lý của Hiến pháp hiện hành. Mô hình hội đồng Hiến pháp được khuyến nghị bao gồm đầy đủ: nhiệm vụ, chức năng cơ bản, cơ cấu tổ chức - cách thức thành lập; trình tự thủ tục hoạt động của hội đồng, hiệu lực pháp lý phán quyết của hội đồng. Tất cả những đề xuất trên dựa trên sự phù hợp với quốc gia, bắt đầu xác nhận mô hình bảo hiến cơ quan chuyên trách như Việt Nam và sẽ từng bước thay đổi để hoàn chỉnh cơ chế bảo hiến.
86
KẾT LUẬN
Mô hình bảo hiến chuyên trách là nền tảng bắt buộc để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề để tạo nên một xã hội thực sự dân chủ, là công cụ để bảo vệ quyền công dân mỗi quốc gia. Một quốc gia có những đặc điểm khác nhau về thể chế chính trị, về thực trạng xã hội, về đặc điểm của hệ thống pháp luật nên sẽ có những lựa chọn cách thức xây dựng cơ quan bảo hiến khác nhau. Hoạt động các cơ quan bảo hiến thực hiện các thẩm quyền hiến định không giống nhau ở từng quốc gia, ở từng mô hình. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia trong mỗi mô hình, quan trọng hơn là các yếu tố về truyền thống, lịch sử, văn hoá, chính trị. Thể chế sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào bốn yếu tố chính bao gồm:
- Các yếu tố pháp luật. - Các yếu tố chính trị.
- Sự du nhập các mô hình bảo hiến. - Ưu, nhược điểm mô hình bảo hiến.
Những yếu tố trên tạo nên sự đánh giá phù hợp về mô hình bảo hiến với mỗi quốc gia. Sự lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả trong hoạt động của mô hình. Trên cơ sở đánh giá các mô hình bảo hiến tiêu biểu trên thế giới, áp dụng vào điều kiện khách quan cũng như chủ quan ở Việt Nam, dựa vào thực trạng pháp luật Việt Nam cũng như nhu cầu cần có mô hình bảo hiến, luận văn xin đề xuất mô hình cho Việt Nam trong tương lai “Hội đồng Hiến pháp”.
Mô hình hội đồng Hiến pháp tuy không phải là mô hình tiêu biểu nhất trên thế giới, tính hiệu quả trong hoạt động vẫn còn nhiều vấn đề nhưng xét trên nhiều phương diện đây là mô hình thích hợp với Việt Nam. Mô hình hội đồng Hiến pháp là lựa chọn an toàn nhất cho sự ổn định chính trị, xã hội ở nước ta, đồng thời khi xây dựng mô hình này sẽ không cần
87
thay đổi quá nhiều nền tảng hệ thống pháp luật đã tồn tại. Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập và phát triển, chúng ta cần phải chọn con đường định hướng đúng đắn, một mô hình bảo hiến phù hợp với đất nước là cần thiết. Xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách là quá trình lâu dài và khó khăn, chúng ta không nên nóng vội, máy móc, điểm cốt lõi là lựa chọn chính xác mô hình bảo hiến và có sự điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam.
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết 48 ngày 2/5/2005 về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo chính trị Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.
3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,