Các yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Lợi ích chính trị là yếu tố đầu tiên mà giai cấp thống trị hướng tới khi xây dựng nhà nước. Lợi ích chính trị có thể được hiểu là quyền lực của một người (chế độ độc tài) của một nhóm người (chế độ tư sản) hay số đông nhân dân (chế độ xã hội chủ nghĩa) dùng các công cụ, phương pháp để quản lý xã hội nhằm phục vụ nhu cầu của nhóm đối tượng mình. Lợi ích chính trị liên quan mật thiết đến bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, các điều kiện về mặt kinh tế, xã hội hay đặc biệt là mức độ dân chủ của nhà nước. Các nhóm đối tượng đã sử dụng nhiều cách thức để phục vụ lợi ích chính trị của mình, thực hiện quyền lực nhà nước nhưng về cơ bản có hai phương pháp chính để giai cấp thống trị thể hiện quyển lực của mình bao gồm [10]:

- Phương pháp dân chủ: chế độ nhà nước dân chủ (chế độ nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước dân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản, nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa).

29

- Phương pháp phản dân chủ: chế độ nhà nước phản dân chủ (chế độ nhà nước độc tài, chế độ nhà nước chuyên chế chủ nô, chế độ nhà nước độc tài chuyên chế phong kiến, chế độ độc tài phát xít tư sản).

Bản chất của nhà nước quyết định đến mô hình bảo hiến mà quốc gia đấy xây dựng. Nhà nước được hình thành là một tổ chức chính trị xã hội đặc biệt có giai cấp, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động nảy sinh từ bản chất của xã hội. Pháp luật là công cụ mạnh mẽ nhất để nhà nước sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đồng thời điều chỉnh những quan hệ xã hội. Pháp luật được xây dựng dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Mô hình bảo hiến xây dựng nhằm mục đích cơ bản là bảo vệ Hiến pháp, hạn chế sự lạm quyền của cơ quan nhà nước, phục vụ giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Vậy nên, xét cho cùng không phải trong bất kỳ thực thể nhà nước nào, mô hình bảo hiến cũng có thể tồn tại đúng nghĩa, có những chế độ mà mô hình bảo hiến gần như không thể hoặc có tồn tại cũng chỉ mang nặng tính hình thức. Đặc biệt là những chế độ phản dân chủ khi nhà nước chỉ được dựng lên trên danh nghĩa, chuyên phục vụ lợi ích cho một cá nhân hay một nhóm người cụ thể. Trong chế độ như thế, sự lạm quyền hay vi hiến (nếu tồn tại Hiến pháp) là điều xảy ra hết sức nghiêm trọng. Hiến pháp có tồn tại thì cũng không thể can thiệp vào những mô hình như thế.

Bởi vậy, chỉ có những chế độ nhà nước tiến bộ, hướng tới nền dân chủ thì mới xây dựng và hoàn thiện được mô hình bảo hiến đúng nghĩa. Như đã giải thích, một nhà nước bao giờ cũng mang bản chất phục vụ một giai cấp nhất định. Tuy nhiên, lợi ích chính trị của giai cấp cần được điều chỉnh phù hợp sao cho để có thể phục vụ lợi ích của số đông nhân dân. Mô hình bảo hiến được xây dựng trong một chế độ dựa trên nền tảng dân chủ (ở mức độ nhất định) trong đó lợi ích chính trị của giai cấp phải hài hòa với lợi ích chính trị của nhân dân trong quốc gia. Các quốc gia khi xây dựng

30

mô hình bảo hiến cũng sẽ lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp với lợi ích chính trị của giai cấp thống trị, đồng thời phục vụ cơ bản nhu cầu các giai cấp còn lại. Mô hình bảo hiến sẽ chỉ được chấp nhận khi không gây ảnh hưởng quá lớn đến lợi ích của giai cấp thống trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)