Ưu, nhược điểm của mô hình bảo hiến

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

Mỗi mô hình bảo hiến trên thế giới đều mang những ưu, nhược điểm của riêng mình. Khi lựa chọn xây dựng mô hình bảo hiến các quốc gia đều có nghiên cứu nhằm có sự điều chỉnh các đặc điểm cơ bản để phù hợp với chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội. Sự điều chỉnh đều dựa trên những ưu, nhược điểm của mô hình tài phán Hiến pháp được lựa chọn.Việc lựa chọn mô hình bảo hiến đều hướng tới sự phù hợp với bối cảnh quốc gia, hạn chế những nhược điểm và tận dụng những điểm mạnh của mô hình.

Đối với mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ thực hiện tài phán Hiến pháp sẽ tồn tại những ưu điểm chung nhất bao gồm: Mô hình bảo hiến sử dụng tòa án ngay trong hệ thống tòa án tư pháp mà không cần xây dựng mới bất kỳ cơ quan mới để tiến hành xem xét những hành vi vi hiến, những vụ việc liên quan đến vấn đề Hiến pháp. Mô hình được xây dựng một cách đồng nhất, luôn đạt được hiệu quả cao trong việc bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên, mô hình bảo hiến bằng tòa án thường thì phán quyết của Tòa tối cao bao giờ cũng có giá trị chung thẩm quyết định mọi vấn đề. Tòa án có thể tuyên bố có sự vi hiến, không tiến hành sử dụng văn bản đó trong hoạt động tố tụng của mình, khuyến cáo đến cơ quan lập pháp là nghị viện chứ không thể tự mình tuyên bố văn bản đó không còn hiệu lực pháp lý do đây là thẩm quyền cơ quan lập pháp hay Quốc hội.

Bên cạnh đó, mô hình Tòa án Tư pháp bảo hiến cần có những yêu cầu khắt khe: hệ thống Tư pháp có đủ sự độc lập, đội ngũ thẩm phán có năng lực, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, sử dụng án lệ là nguồn pháp luật,

32

cơ chế phân quyền triệt để, tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp có thẩm quyền tồn tại trong một cơ chế phân chia quyền lực rõ ràng

Việc lựa chọn mô hình cụ thể đều nhìn nhận từ những đặc điểm cơ bản của mô hình, đồng thời luôn có sự sáng tạo trong việc áp dụng. Khi áp dụng mô hình bảo hiến cụ thể thì cần phải xem những ưu điểm của mô hình bảo hiến và đưa ra những yêu cầu điều chỉnh cụ thể với mô hình, nhắm hướng tới việc chế độ chính trị, hoàn cảnh quốc gia mình có phù hợp được yêu cầu của mô hình hay không. Đặc điểm của mô hình đó có khiến mô hình đó áp dụng được hiệu quả hay không.

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ Hiến pháp đối với việc xây dựng hệ thống pháp luật, cũng như sự tôn trọng bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Tư tưởng bảo vệ Hiến pháp đã xuất hiện được một thời gian rất dài, ghi nhận thành nhiều mô hình bảo hiến khác nhau nhưng đều chung mục đích đảm bảo giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp. Các quốc gia lựa chọn mô hình bảo hiến không giống nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện tác động đến việc lựa chọn một cách khách quan hay chủ quan.

Dựa trên mục đích, những đặc điểm cơ bản của mô hình bảo hiến các quốc gia có thể nhận thấy việc lựa chọn mô hình bảo hiến thường dựa trên bốn yếu tố bao gồm: các yếu tố chính trị, pháp luật, sự ảnh hưởng các mô hình bảo hiến và các ưu, nhược điểm của mô hình. Sự hiệu quả của mô hình bảo hiến không phải là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn mô hình do có thể điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình hoạt động. Điểm cốt yếu khi lựa chọn mô hình bảo hiến là tìm mô hình thực sự phù hợp với quốc gia, thể chế chính trị và đảm bảo sự phát triển, ổn định cho toàn xã hội.

34

CHƯƠNG II:

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)