Mô hình hội đồng Hiến pháp được xây dựng dựa theo mô hình Hội đồng Hiến pháp áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới đặc biệt ở Cộng hòa Pháp. Mô hình hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam kế thừa những đặc điểm cơ bản của mô hình hội đồng Hiến pháp nói chung, đồng thời đổi mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam trên nền tảng những quy định của pháp luật Việt Nam. Mô hình hội đồng Hiến pháp xây dựng sẽ không mang quá nhiều sự thay đổi trong hệ thống pháp luật nhằm đem lại sự ổn định cần thiết cho toàn xã hội nhưng cũng mô hình đáp ứng đầy đủ những yêu cầu để hoạt động bảo vệ Hiến pháp hiệu quả.
76
Mô hình hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam cần thiết phải được xây dựng như một cơ quan tài phán - chính trị có tính độc lập với hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Hội đồng Hiến pháp không
thuộc Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước, không thuộc Chính phủ - cơ quan Hành pháp, và không thuộc hệ thống cơ quan Tư pháp. Hội đồng Hiến pháp được thành lập với tư cách là một cơ quan độc lập trong hoạt động với toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo cho sự khách quan khi tiến hành hoạt động Hiến pháp. Tính độc lập của hội đồng Hiến pháp cần được đảm bảo bằng sự tôn trọng các quy định của pháp luật đối với cơ quan nhà nước.
Mô hình hội đồng Hiến pháp được xây dựng khi được ghi nhận trong Hiến pháp, đây là cơ quan cần được thừa nhận bởi văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Chỉ khi ghi nhận đầy đủ vào Hiến pháp thì
mới đảm bảo được tính pháp lý của hoạt động Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp là mô hình chỉ phát huy được hiệu quả nếu chỉ được thừa nhận bởi Hiến pháp, thực hiện nhiệm vụ nếu như thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận.
Mô hình hội đồng Hiến pháp được tổ chức mang tính chất đặc thù riêng biệt, là cơ quan chuyên biệt để bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp nên mô hình hội đồng Hiến pháp chỉ được tổ chức thành một cơ quan duy nhất tại Trung ương, chứ không được tổ chức thành hệ thống cơ quan
theo địa giới hành chính (cách thức tổ chức quyền lực thông thường ở nước ta) như các ngành quyền lực khác. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan duy nhất về bảo hiến ở Việt Nam được xây dựng tại Trung ương, bên cạnh bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội đồng Hiến pháp là cơ quan duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp và được pháp luật Việt Nam thừa nhận.
77
Hội đồng Hiến pháp được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của Hiến pháp với nhũng nguyên tắc phù hợp với nguyên tắc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hoạt động hội đồng Hiến pháp dựa theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và đa số. Các mô hình có thể giống nhau về một số yếu tố cơ bản nhưng vẫn phải chứa đựng sự phù hợp với đặc điểm nhà nước áp dụng. Áp dụng rập khuôn, cứng nhắc sẽ khiến mô hình bảo hiến trở thành bị áp đặt. Mô hình bảo hiến được xây dựng cần thiết phải tuân thủ những nguyên tắc cụ thể phù hợp với hoàn cảnh chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Hội đồng Hiến pháp là cơ quan được trao quyền hạn trong việc bảo vệ Hiến pháp, tuy nhiên quyền hạn của cơ quan này đến đâu vẫn là một vấn đề cần được quan tâm. Hội đồng Hiến pháp hình thành với dạng là cơ quan tài phán hay chỉ với dạng cơ quan tham vấn Hiến pháp.Với dạng cơ quan tài phán, hội đồng Hiến pháp sẽ được có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến Hiến pháp, những phán quyết của hội đồng Hiến pháp về vụ việc liên quan đến vấn đề vi hiến sẽ là những phán quyết cuối cùng, như vậy sẽ kéo theo thẩm quyền tuyên bố một phần hay toàn bộ những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề vi hiến là trái Hiến pháp cần phải được hủy bỏ. Nếu xây dựng mô hình hội đồng Hiến pháp theo hướng cơ quan tham vấn sẽ vẫn đảm bảo được quyền lực thống nhất nhà nước của Quốc hội, Quốc hội sẽ nhận đề nghị của hội đồng Hiến pháp rồi đưa ra quyết định về những quy phạm pháp luật, hay những hành vi pháp lý có phải là vi hiến hay không? Tuy nhiên, theo hướng xây dựng cơ quan bảo hiến như vây sẽ khiến hội đồng Hiến pháp không đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng của mình, khi đó hội đồng Hiến pháp sẽ trở thành Ủy ban trực thuộc Quốc hội có chức năng tham vấn cho Quốc hội về vấn đề liên quan đến bảo vệ Hiến pháp. Xét toàn diện, cần thiết trao cho hội đồng Hiến pháp nhũng quyền hạn nhất định, đặc biệt là quyền tài phán ban hành những phán quyết về hành vi vi hiến. Hội đồng Hiến pháp có thể tuyên bố hành vi hay những
78
quy phạm pháp luật là vi hiến và đề nghị Quốc hội xem xét đối với những văn bản pháp luật chứa quy phạm vi hiến. Quốc hội có thể tuyên bố toàn bộ văn bản pháp luật hoặc một phần văn bản không có giá trị pháp lý. Việc quy định thẩm quyền của hội đồng Hiến pháp như làm sẽ hạn chế tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan này, tuy nhiên điều đó sẽ giúp sự tác động đến quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi có thể điều chỉnh.