Do Việt Nam không tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách nên hoạt động bảo hiến ở nước ta được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp.
Với mô hình bảo hiến hiện nay, việc đảm bảo tính hợp hiến, thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện trong toàn bộ những giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Kiểm tra giám sát việc áp dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn.
Trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tính hợp hiến và thống nhất được bảo đảm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành cũng như nội dung và hình thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến đối với văn bản pháp luật giai đoạn này đuợc giao cho nhiều đơn vị phối hợp thực hiện. Quy trình lập pháp thường được xây dựng theo trình tự thủ tục khép kín, được các cơ quan tham gia có trách nhiệm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp với hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, dưới những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, với sự tác động của yếu tố ngoại cảnh, mỗi dự án xây dựng văn bản quy phạm thuờng trải qua rất nhiều giai đoạn và mang những hạn chế nhất định. Những văn bản
48
pháp luật của từng lĩnh vực vẫn mang tính chồng chéo lẫn nhau, mâu thuẫn giữa những văn bản có cùng giá trị pháp lý và kể cả những văn bản quy phạm có giá trị pháp lý thấp hơn cũng không đảm bảo tính thống nhất với văn bản quy phạm có giá trị pháp lý cao hơn như nghị định trái luật, thông tư trái nghị định, những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên không được cơ quan nhà nuớc cấp dưới lấy làm tiêu chuẩn để ban hành văn bản quy phạm. Những văn bản quy phạm còn ban hành thiếu tính thực tế, cụ thể, chỉ dừng lại ở vấn đề đưa khung pháp lý đồng thời là sự hạn chế nhất định trong việc đưa ra văn bản giải thích pháp luật, hướng dẫn thi hành tạo ra những cách hiểu sai lầm khi áp dụng và thực tiễn.
Sau khi kiểm tra tính hợp hiến, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật ở giai đoạn xây dựng văn bản pháp luật thì đến giai đoạn ban hành văn bản quy phạm vào thực tiễn cụ thể vẫn có những điểm vuớng mắc nhất định. Quy định được xây dựng trên nền tảng lý thuyết bao giờ cũng sẽ thiếu tính thực tiễn ở một phần nào đó. Vậy nên, khi văn bản ban hành vẫn cần sự giám sát kiểm tra hiệu lực của văn bản nhằm có những điều chính thực sự phù hợp với thực tế xã hội. Bên cạnh hoạt động giám sát, kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm, pháp luật quy định những hoạt động Hiến pháp khác như: giải thích Hiến pháp pháp luật, bảo đảm cho quy định của Hiến pháp được hiểu và áp dụng đúng đắn, thống nhất. Những hoạt động này là thực sự cần thiết nhưng hiện giờ ở nước ta chưa có cơ quan chuyên trách Hiến pháp cụ thể để thực hiện hoạt động tương tự.
Từ sự phân tích quy trình thực hiện bảo vệ Hiến pháp thông qua mô hình bảo hiến Quốc hội có thể nhận thấy: Hiến pháp Việt Nam chưa từng ghi nhận một cơ quan bảo hiến chuyên trách. Việt Nam xây dựng mô hình bảo hiến thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát lấy cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội làm trung tâm. Qua một thời gian áp dụng, mô hình bảo hiến Quốc hội đã thể hiện rõ những ưu, nhược điểm.
49