Xuất mô hình hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 78 - 80)

Từ sự nghiên cứu đánh giá về các mô hình bảo hiến trên thế giới cùng với những nhận định cụ thể để có thể áp dụng hiệu quả mô hình Việt Nam, tôi đề xuất mô hình “Hội đồng Hiến pháp”. Mô hình hội đồng Hiến pháp là mô hình phù hợp và khả thi nhất cho Việt Nam, bởi những nguyên nhân:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay khó có thể đáp

ứng được nhu cầu của bất kỳ một mô hình bảo hiến. Trong khi đó, nếu xây dựng mô hình bảo hiến bằng hệ thống tư pháp - tòa án thì cần thiết phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể sau:

Hệ thống tư pháp độc lập với các ngành quyền lực khác.

Hệ thống Tòa án phải đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ Hiến pháp. Truyền thống sử dụng và áp dụng án lệ ( với mô hình bảo hiến bằng tòa án tư pháp thông thường).

Xét về tất cả những yêu cầu trên thì hệ thống tư pháp khó có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một mô hình bảo hiến bằng tòa án. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia quyền lực tập trung vào cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội, cơ quan tư pháp chỉ giữ vai trò thực hiện nhiệm vụ được phân công, chịu sự giám sát của Quốc hội, tính độc lập chưa cao. Hệ thống tư pháp chưa được hoàn thiện khi bị phụ thuộc vào mặt địa giới hành chính

74

gây nên những ảnh hưởng không cần thiết khi tiến hành xét xử. Đồng thời, mô hình tư pháp không thừa nhận án lệ là nguồn của pháp luật trong hoạt động xét xử, đối với những vụ việc có bản chất giống nhau thì cơ quan tố tụng cũng có thể xét xử ra những kết quả khác nhau. Nhìn nhận tại Việt Nam về pháp cũng chưa đủ để có thể xây dựng ngay mô hình tòa án Hiến pháp [14].

Thứ hai, Việt Nam nên lựa chọn mô hình hội đồng Hiến pháp vì

chúng ta vốn không có truyền thống bảo hiến bằng cơ quan chuyên trách như đa phần các quốc gia khác trên thế giới. Việc hình thành mô hình bảo hiến là theo yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khi xã hội thay đổi và phát triển, nền dân chủ và pháp quyền được hình thành, nhu cầu Hiến pháp mới thực sự trở nên cần thiết nhằm xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, sự chuyển đổi này sẽ gây ra những thay đổi trong hệ thống chính trị khó có thể lường trước được hết hậu quả. Tuy nhiên, khi thể chế chính trị không thay đổi kịp thời theo nhu cầu thực tế thì điều kiện cần là lựa chọn mô hình bảo hiến có thể phù hợp với sự thay đổi chậm chạp của thể chế chính trị. Mô hình hội đồng Hiến pháp đáp ứng nguyên vẹn điều kiện, đấy là mô hình có sự lựa chọn an toàn cho đất nước. Thành lập hội đồng Hiến pháp ở một quốc gia sẽ tạo nên cơ quan hòa hợp giữa chính trị và tài phán, là cơ quan có thể tạo nên sự hài hòa mềm dẻo giữa vấn đề lợi ích giữa các nhóm đối tượng. Thành lập hội đồng Hiến pháp sẽ giải quyết được hai vấn đề lớn: tồn tại cơ quan bảo hiến quốc gia và lợi ích chính trị của giai cấp lãnh đạo vẫn được đảm bảo.

Thứ ba, Việt Nam vốn là quốc gia đã chịu ảnh hưởng ít nhiều từ

cộng hòa Pháp về cả văn hóa, xã hội, kiến trúc cũng như pháp luật. Việt Nam đã dần thay đổi nhưng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của cộng hòa Pháp trong suốt khoảng thời gian qua. Hiện nay nhận thấy pháp luật Liên Xô hay mô hình bảo hiến Quốc hội không còn đảm bảo áp dụng phù hợp thì mô hình hội đồng Hiến pháp của Pháp là lựa chọn thích hợp hơn cả.

75

Đây là mô hình tận dụng, kế thừa những sự ảnh hưởng pháp luật Pháp hiện tại ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực như Hành chính - Hiến pháp.

Thứ tư, hội đồng Hiến pháp là sự dung hòa hợp lý giữa hai mô hình

cơ quan tài phán Hiến pháp và cơ quan chính trị, sự dung hòa này đem lại phù hợp trong hoạt động tổ chức, trình tự, thẩm tục hay thẩm quyền

Mô hình hội đồng Hiến pháp không phải mô hình Tài phán đúng nghĩa nên khó có thể giải quyết triệt để những vấn đề vi hiến khi vận hành như cơ quan tư pháp. Nhiều trường hợp, mô hình hội đồng Hiến pháp chỉ

dừng lại ở mức “Tư vấn và đề nghị xem xét những vấn đề vi phạm Hiến

pháp”. Hiện nay, mô hình hội đồng Hiến pháp đang hướng tới xây dựng

mô hình về tài phán hiệu quả hơn, tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài và cần nhiều thời gian để hoàn thiện. Vì vậy, chấp nhận với bước đầu là mô hình Hội đồng Hiến pháp thông thường để có sự thay đổi tại thời điểm thích hợp sẽ là phù hợp hơn rất nhiều. Mô hình hội đồng Hiến pháp khi được xây dựng vận hành ở Việt Nam sẽ mang tính hiệu quả, khả thi và phù hợp với thể chế chính trị cũng như sự thay đổi từng bước của xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)