- Theo quy định của Pháp luật, cần thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, điều kiện tự nhiên không thuận lợi
Nằm ở duyên hải miền Trung, thường bị thiên tai, lũ lụt, hạn hán, làm phát sinh những khoản chi phắ lớn dành cho duy tu, sửa chữa các công trình công cộng, gia cố đê điều, hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Các thảm họa bất ngờ từ thiên nhiên gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân bổ và sử dụng ngân sách trên địa bàn.
Hai là, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và việc phổ biến pháp luật chưa được chú trọng.
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, trong khi đó các nghị định, thông tư hướng dẫn còn chậm ban hành. Luật mới và yêu cầu thực tế không kịp thời giải quyết được các vướng mắc trong công tác điều hành ngân sách. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thật sự sâu rộng. Việc áp dụng luật tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn mặt hạn chế, tình trạng lập dự toán chưa sát với thực tế, sử dụng ngân sách còn có trường hợp sai quy định. Các định mức theo quy định còn có trường hợp chưa phù hợp với thực tế. Tuy Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Chắnh phủ về xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (nay là Nghị định 41/2018) đã có những quy định cụ thể về những sai phạm trong công tác tài chắnh kế toán, tuy nhiên trên thực tế, các quy định này chưa được thực hiện. Chế tài xử phạt chưa được thực hiện thực sự nghiêm khắc đối với việc vi phạm trong quản lý ngân sách, mặt khác cán bộ kiểm tra, thanh tra chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình dẫn đến công tác thanh, kiểm tra mang nặng tắnh hình thức, gây lãng phắ ngân sách nhưng lại thiếu hiệu quả.
Ba là, thời gian xây dựng dự toán và mô hình ngân sách còn bất cập
Theo quy định hiện hành, sau khi Bộ Tài chắnh gửi số kiểm tra ngân sách cho Ủy ban nhân dân tỉnh thì Ủy ban nhân dân tỉnh phải gửi dự toán ngân sách năm sau về Bộ Tài chắnh và Bộ Kế hoạch - Đầu tư bao gồm dự toán ngân sách cấp thành phố, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh. Thời gian xây dựng dự toán ngắn, làm khó trong công tác chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân cấp dưới phải phê duyệt dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi Hội
đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Do vậy, công tác chuẩn bị rất gấp gáp dẫn đến việc lập dự toán khá qua loa và khó tránh được sai sót. Việc giao, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách cấp dưới luôn phải chờ sự phê duyệt của ngân sách cấp trên dẫn đến chậm trễ và tạo thói quen ỷ lại, hạn chế tắnh chủ động, khả năng phân tắch, lựa chọn phương án tối ưu.
Bốn là, nguyên nhân từ chắnh quyền địa phương:
Mô hình lập ngân sách theo đầu vào được áp dụng khá cứng nhắc nên nguồn ngân sách bị phân bổ khá dàn trải, thiếu hệ thống và sự kết nối giữa các năm nên khó theo đuổi mục tiêu chiến lược. Chắnh vì thế xảy ra trường hợp chênh lệch lớn giữa dự toán và thực hiện, hiệu quả sử dụng ngân sách thấp, khó định lượng rõ ràng kết quả đạt được. Việc thực hiện ủy quyền, phân cấp theo Luật Tổ chức chắnh quyền địa phương chưa được triển khai thực hiện triệt để, do đó chắnh quyền cấp dưới còn bị động trong thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, nguyên nhân từ tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
Tổ chức bộ máy tuy có bước chuyển nhưng nhìn chung chưa thật sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và thông suốt. Tinh giản biên chế đã được thực hiện nhưng chưa sâu, mức lương của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, chưa tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.
Đội ngũ cán bộ ngành tài chắnh từ thành phố đến cơ sở còn có trường hợp chất lượng chưa tốt, còn chủ quan, bị động; tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa đủ khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra hiện nay, do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và tham mưu chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
Sáu là, cơ sở vật chất tuy được trang bị đầy đủ nhưng chưa thực sự hiện đại,
chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Hầu hết các đơn vị dự toán đều sử dụng phần mềm kế toán, tuy nhiên, các phần mềm này tự phát và chưa có tổ chức theo hệ thống, chưa kết nối được với TABMIS, chưa sử dụng phần mềm quản lý ngân sách liên thông từ trung ương đến địa phương, đến tất cả các đơn vị dự toán. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là sử dụng hệ thống TABMIS trong quản lý ngân sách nhà nước chưa phát huy được hết ưu điểm của phần mềm trong công tác quản lý. Việc triển khai tin học hóa công tác kế toán ngân sách còn chậm và thiếu đồng bộ dẫn đến việc đối chiếu vất vả, gây áp lực lớn trong kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.
Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tại một số đơn vị chưa được xem trọng, chưa có ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm ngân sách. Một số cán bộ kế
toán chưa được đào tạo bài bản, năng lực còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, kinh nghiệm không nhiều.Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước chưa được quan tâm đúng mức. Một số lãnh đạo không có chuyên môn về Tài chắnh, khó kiểm soát được sai sót trong quản lý của cấp dưới hoặc có tư tưởng sử dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm dẫn đến sai phạm.
Quy chế chi tiêu nội bộ chưa thật sự chất lượng. Còn một số đơn vị thực hiện chưa đúng quy định việc sử dụng tiền, tài sản nhà nước trong việc thưởng, biếu tặng. Mua sắm, tài sản, hàng hoá chưa thực hiện việc thẩm định, phê duyệt giá theo quy định; mua sắm tài sản còn chưa đúng qui định. Công tác tự kiểm tra tài chắnh kế toán; công khai dự toán năm của một số đơn vị còn chưa thực hiện theo qui định. Một số đơn vị dự toán thực hiện hạch toán kế toán chưa chắnh xác, chấp hành chưa tốt về chế độ chứng từ, sổ sách theo qui định tại Luật kế toán.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, tác giả đã đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, khái quát tình hình thu, chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố Tam Kỳ; phân tắch, đánh giá thực trạng về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố từ tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin quản lý đến các khâu ban hành văn bản quản lý nhà nước, lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai và giám sát cộng đồng trong lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố Tam Kỳ trong chương 3.
CHƯƠNG 3