Ưu điểm và hạn chế của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố Tam Kỳ

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. (Trang 62 - 70)

- Theo quy định của Pháp luật, cần thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm

2.3.2.Ưu điểm và hạn chế của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố Tam Kỳ

nước thành phố Tam Kỳ

2.3.2.1. Ưu điểm

ban nhân dân thành phố đã tổ chức thực hiện tốt công tác ban hành văn bản trên lĩnh vực quản lý ngân sách. Đồng thời cũng đã tổ chức triển khai, thông tin kịp thời các văn bản này đến các đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra, rà soát, thành phố cũng đã có những kiến nghị với cấp trên để điều chỉnh văn bản cho phù hợp với quy định và thực tiễn chi thường xuyên ngân sách.

Thứ hai, công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cơ bản

đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp thành phố và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán ngân sách thành phố được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, cơ bản đảm bảo thời gian, quy trình, thủ tục, bám sát cơ sở pháp lý, bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng ngân sách ban hành cũng như nhiệm vụ chắnh trị của ngành, địa phương mình trong công tác xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách hàng năm. Công tác này thường xuyên có sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố, Ban Kinh tế xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố và tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân khi thông qua dự toán.

Thứ ba, công tác chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước: Việc sử dụng hiệu

quả, tiết kiệm chi thường xuyên luôn được quan tâm thực hiện. Kế hoạch chi thường xuyên được lập trên cơ sở chủ trương của Nhà nước về duy trì, phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chắnh trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an ninh và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định hướng tới mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước cũng như mục tiêu cụ thể của cấp uỷ Đảng, chắnh quyền địa phương. Tiếp tục quan tâm sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp kinh tế, chi đảm bảo xã hội. Quá trình thực hiện chi thường xuyên của thành phố cơ bản đảm bảo quy định, khuôn khổ dự toán đầu năm kế hoạch, có hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thường xuyên chủ yếu trường hợp thực hiện chắnh sách chế độ mới của Nhà nước và các nhiệm vụ đột xuất. Kho bạc nhà nước thành phố cũng đã tắch cực phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Thứ tư, công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã dần đi vào nề nếp. Các loại báo cáo tài

chắnh cơ bản được lập đầy đủ, gửi đúng thời gian quy định, chất lượng báo cáo được

cải thiện, đảm bảo quy định của Pháp luật, phản ánh trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách. Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ quan, đơn vị cơ bản đã bám sát Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Các đơn vị nghiêm túc thực hiện chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ, đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, chống lãng phắ ngân sách. Các đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chắnh đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, việc quản lý khai thác và mở rộng nguồn thu sự nghiệp được chú trọng, thu nhập của viên chức sự nghiệp được nâng lên đáng kể.

Thứ năm, công tác thanh kiểm tra, kiểm toán quản lý chi thường xuyên

Công tác kiểm tra, thanh tra trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở phòng Tài chắnh Ờ Kế hoạch và Thanh tra thành phố Tam Kỳ, cũng như cơ quan thanh tra cấp trên, những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Qua đó đã kịp thời khắc phục những sai sót, khuyết điểm của quá trình chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Việc kiểm tra, thanh tra sau khi chi quyết toán ngân sách do cơ quan Tài chắnh Ờ Kế hoạch kiểm tra theo luật định. Trong thời gian qua phòng Tài chắnh thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập đoàn đi kiểm tra, thanh tra các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Thanh tra thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập các đoàn thanh tra ngân sách sau khi quyết toán chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị, giúp cho công tác quản lý chi ngân sách ngày càng tốt hơn, đồng thời xử lý, thu hồi ngân sách nhà nước các khoản chi sai phạm, kiểm điểm các tập thể, cá nhân có sai phạm.

Công tác kiểm toán đã đem lại nhiều kết quả nhất định. Về chấp hành ngân sách, kết quả kiểm toán đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước để các đơn vị khắc phục, nhằm thực hiện tốt các quy định của nhà nước trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước.

Thứ sáu, về công khai, giám sát cộng đồng

Nhìn chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện công khai, giám sát cộng đồng cơ bản đảm bảo theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật tiếp cận thông tin năm 2017, qua đó đã làm rõ, minh bạch công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước, phần nào củng cố niềm tin trong nhân dân.

2.3.2.2. Hạn chế của công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước

nước cũng còn những tồn tại, yếu kém tập trung ở các vấn đề như: ban hành văn bản quản lý chi thường xuyên, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thường xuyên.

Thứ nhất, về ban hành văn bản quản lý chi thường xuyên

- Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chắnh thuộc tỉnh nên thành phố không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như căn cứ để xây dựng định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tắnh bình quân. Định mức phân bổ do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài, trong khi giá cả thị trường biến động mạnh, vì vậy nhiều đơn vị chưa chủ động được kinh phắ của đơn vị mình. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở định mức chi hành chắnh, dẫn đến trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị sử dụng ngân sách gặp khó khăn, xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm bảo hoạt động của đơn vị dẫn đến chi hành chắnh thường xuyên vượt dự toán. Nhiều nội dung chi chưa thể hiện được vào định mức phân bổ ngân sách như chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, những nội dung này thường chỉ giải quyết được trong quá trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân sách. Việc ban hành các văn bản chi thường xuyên ngân sách thành phố chủ yếu bám sát các quy định của các cấp có thẩm quyền, tập trung vào việc hướng dẫn chi, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Tổ chức chắnh quyền địa phương, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan.

Thứ hai, công tác lập dự toán chi thường xuyên

Chất lượng của việc lập dự toán còn hạn chế. Chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi thường xuyên ngân sách thành phố; việc xây dựng dự toán chi chưa bao quát và định mức hóa được hết các nhiệm vụ chi, thiếu cơ sở khoa học, thường căn cứ vào dự toán của năm trước để điều chỉnh năm sau; tình trạng chi thực tế ngày càng vượt xa so với dự toán cho thấy công tác lập dự toán chưa sát với tình hình thực tiễn của đơn vị. Quy trình lập dự toán chi thường xuyên theo quy định của Luật ngân sách nhà nước đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, mất nhiều thời gian, nhân lực của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chắnh các cấp. Trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn có trường hợp chưa thật sự tốt. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tắnh

hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống. Phương án phân bổ ngân sách cấp thành phố

phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, một số lĩnh vực mang tắnh chất bình quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa, nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chắnh chưa thực sự hợp lý.

Dự toán được xây dựng theo phương pháp đầu vào là chủ yếu mà không theo kết quả đầu ra, các đơn vị căn cứ vào dự toán năm trước, điều chỉnh tỷ lệ để lập dự toán cho năm sau mà không để ý nhiều đến hiệu quả thực hiện ngân sách. Thực tế cho thấy một số nhiệm vụ chi không hiệu quả nhưng cứ được tăng thêm dự toán qua từng năm. Chắnh vì vậy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chưa gắn với mục tiêu, chưa khuyến khắch người sử dụng tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên

Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với thực tế nhu cầu của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách và còn cơ chế "xin - cho", tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra. Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm so với thời gian quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Tình trạng tiết kiệm trong chi thường xuyên chưa thực hiện triệt để. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa thực hiện các chế độ chắnh sách, chỉ tiêu một cách nghiêm túc như chi tiêu hội nghị, tiếp khách,... Còn có tình trạng đơn vị xin kinh phắ tổ chức lễ hội, kỷ niệm, các sự kiện của đơn vị thay vì xem xét tắnh cấp thiết và khả năng tự cân đối của đơn vị. Việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát với nhu cầu chi nên còn xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu, phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chắnh. Tình trạng nhiệm vụ phát sinh đến đâu, cấp kinh phắ thực hiện đến đó, gây thụ động cho cả công tác quản lý ngân sách lẫn đơn vị thực hiện.

Chưa có biện pháp đánh giá hiệu quả việc sử dụng ngân sách đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chắnh theo nghị định 130/2005/NĐ-CP, nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chắnh phủ và các Nghị định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đơn vị sự nghiệp công lập khác. Chưa thực hiện được thu nhập tăng thêm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Còn có trường hợp đơn vị dự toán ngân sách không lập kế hoạch thực hiện chi thanh toán các khoản theo hoạt động cho từng quý, từng tháng, mà thường dồn vào cuối năm làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước và đơn vị dự toán.

Thứ tư, công tác quyết toán chi thường xuyên

Báo cáo quyết toán của một số đơn vị chưa đảm bảo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, khi nộp vẫn còn phải sửa chữa, điều chỉnh gây tình trạng chậm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyết toán. Chất lượng lập báo cáo quyết toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa thật sự cao. Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước đúng thủ tục nhưng thủ tục hành chắnh còn rườm rà, giải quyết công việc vẫn cứng nhắc, cán bộ bị quá tải nhất là những tháng cuối quý, cuối năm gây ra ách tắc trong xử lý chứng từ, giao dịch với các đơn vị sử dụng ngân sách ở một số nơi còn tồn tại tình trạng quan liêu. Sự phối kết hợp và báo cáo thông tin giữa Kho bạc và cơ quan tài chắnh cùng cấp đôi khi chưa đầy đủ, kịp thời. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán còn có trường hợp chưa cao, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị, chỉ giải trình số liệu bất thường mà chưa phân tắch, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chắnh, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách. Việc quyết toán chi thường xuyên ngân sách các cấp có sự đan xen, lồng ghép nên phải chờ đợi nhau, cấp trên chờ cấp dưới dẫn đến kéo dài thời gian.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quản lý chi thường xuyên

Nhìn chung công tác thanh kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó có nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước, qua đó giúp thu hồi tiền, tài sản về cho Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ắch chắnh đáng của tổ chức, cá nhân và góp phần duy trì trật tự, kỷ cương xã hội. Tuy nhiên thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao, còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm. Kết quả thanh tra chưa phản ánh trung thực hoàn toàn tình hình thực tế của đơn vị nên chưa mang tắnh chất răn đe. Chưa kết hợp được thanh tra với phân tắch hiệu quả sử dụng kinh phắ chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.

Thực trạng công tác kiểm toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước còn hạn chế về quy mô, phạm vi, chất lượng, hiệu lực kiểm toán.

Thứ sáu, công khai và giám sát cộng đồng:

- Công tác công khai ngân sách của các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách chưa được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, chưa đảm bảo Luật tiếp cận thông tin, chủ yếu còn nội bộ, đôi lúc hình thức. Các quy định về công khai và giám sát cộng đồng chưa thật sự đi vào thực tiễn. Các chỉ đạo điều hành về công khai, giám sát cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Văn bản còn quy định

chung chung, chưa quy định chế tài để xử lý. Còn nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. (Trang 62 - 70)