Các nhân tố bên trong hệ thống quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện:

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. (Trang 30 - 34)

- Theo quy định của Pháp luật, cần thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm

1.3.2. Các nhân tố bên trong hệ thống quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện:

nước cấp huyện:

1.3.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển của địa phương:

Trong quá trình phát triển, lãnh đạo địa phương thường xây dựng quan điểm, mục tiêu phát triển. Đó là các quan điểm, mục tiêu về con người, phát triển bền vững, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng địa phương giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chắnh trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đây là những nội dung liên quan trực tiếp cơ cấu chi ngân sách địa phương, trong đó có nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

1.3.2.2. Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức

Thứ nhất, về tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy và vai trò của chắnh quyền có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện, bản chất và nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương. Sự mở rộng hay thu hẹp bộ máy quản lý của chắnh quyền trong nền kinh tế xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu ngân sách nhà nước. Khi kinh tế xã hội phát triển, công nghiệp hoá không ngừng gia tăng thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý cần phải được củng cố, hoàn thiện. Vì vậy, chắnh quyền địa phương phải vững mạnh và hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thiết lập, vận hành và quản lý nền kinh tế - xã hội theo đúng định hướng. Nếu bộ máy quản lý Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì số chi thường xuyên cho bộ máy đó giảm đi và ngược lại. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan địa phương

trong bộ máy tổ chức các cấp không rõ ràng, cụ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm quyền và trốn tránh trách nhiệm trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, ngành gây khó khăn trong quản lý, nhiêu khê trong thủ tục, làm chậm tốc độ cải cách hành chắnh và giảm sức thu hút đầu tư của địa phương. Quyết định của Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và quy mô chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.

Thứ hai, về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

Năng lực của đội ngũ nhân sự quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các cấp, các bộ phận của bộ máy quản lý; triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chắnh sách, Pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn. Trong đó, lãnh đạo địa phương là người đóng vai trò quyết định trong công tác quản lý. Bên cạnh năng lực lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược về các vấn đề của địa phương, nhà lãnh đạo còn phải nắm chắc được quy trình quản lý và chuyên môn để có thể định hướng, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và điều hành tốt công việc.

Đội ngũ cán bộ tham mưu có năng lực chuyên môn cao, ý thức trách nhiệm tốt sẽ giảm sai lệch trong cung cấp thông tin, kiểm soát được nội dung chi, áp dụng đúng các nguyên tắc và thủ tục quy định, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên. Đồng thời có năng lực hướng dẫn các đơn vị thực hiện chi đúng quy định và đảm bảo được các yêu cầu, mục tiêu của lãnh đạo đề ra.

1.3.2.3. Phân cấp quản lý

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chắnh quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách gắn với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tắnh năng động và tự chủ của địa phương. Phân cấp quản lý là cách tốt nhất để tập trung đầy đủ, kịp thời, tiết kiệm các nguồn lực, sát với thực tế địa phương, nhờ đó mà phát huy được lợi thế của từng vùng, địa phương trong cả nước.

1.3.2.4. Sự phối hợp của các cơ quan trong hệ thống quản lý:

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống quản lý có vai trò hết sức quan trọng. Nếu cơ quan, đơn vị phối hợp xây dựng chương trình công tác sát thực tế, khoa

học, hợp lý, có bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và bao quát được các lĩnh vực chi thường xuyên ngân sách nhà nước, hạn chế xảy ra tình trạng trùng lắp công việc, chủ động; duy trì quan hệ công tác, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tắch cực phối hợp trong tham mưu, đề xuất chủ trương, chắnh sách, giải pháp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động quản lý, điều hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước hiệu quả và ngược lại.

1.3.2.5. Cơ sở vật chất

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước là công việc hết sức quan trọng. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức phải được trang bị máy vi tắnh, tủ đựng hồ sơ, thiết bị văn phòng, bàn ghế, tài liệu, hồ sơ, thông tin, môi trường mạng, nơi tiếp khách,Ầ để phục vụ tốt cho công việc. Môi trường làm việc sạch, gọn, khoa học, hiện đại, văn minh sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm làm việc.

1.3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Song song với việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu cải tiến chức

giảm thiểu hạch toán thủ công là quan trọng. Việc ứng dụng hệ thống TABMIS là công cụ hữu hiệu để Kho bạc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình, đồng thời thực hiện đối chiếu thường xuyên với cơ quan Tài chắnh. Kho bạc Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ, phát triển hệ thống quản lý điện tử của mình, cải tiến phần mềm cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách được truy cập, nhập dữ liệu của đơn vị mình và chuyển cho cơ quan Tài chắnh, Kho bạc nhà nước trên hệ thống TABMIS để kiểm soát chặt

năng phần mềm đang sử dụng TABMIS (Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (viết tắt từ tiếng Anh ỘTreasury And Budget Management Information SystemỢ)) và thiết kế những phần mềm mới phù hợp với điều kiện của đơn vị, làm

chẽ, giảm được sai sót trong thực hiện hạch toán thủ công. Cần triển khai các giai đoạn tiếp theo của dự án TABMIS theo hướng mở rộng kết nối đến các bộ, ngành chủ quản và hướng tới đến các đơn vị sử dụng ngân sách thành quy trình thực hiện ngân sách khép kắn, hiện đại, đồng thời phát triển các giao diện với các chương trình ứng dụng khác, như: Hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương, hệ thống lập ngân sáchẦ nhằm tạo nên hệ thống thông tin quản lý tài chắnh tắch hợp.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở địa phương giúp tiết kiệm thời gian, chi phắ và nhân lực, đảm bảo tắnh

chắnh xác, nhanh chóng, thống nhất dữ liệu và giảm rủi ro về yếu tố sai lệch thông tin, cải cách hành chắnh một cách hiệu quả. Công tác kiểm tra, thanh tra nhờ đó cũng nhanh chóng và dễ dàng, góp phần giảm bớt tình trạng tham ô, nhũng nhiễu trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực công.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w