- Theo quy định của Pháp luật, cần thực hiện công khai dự toán ngân sách nhà nước trình Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài hệ thống quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện
ngân sách nhà nước cấp huyện
1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài hệ thống quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện ngân sách nhà nước cấp huyện
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế của một địa phương, đặc biệt là tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Qua đó, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương. Vắ dụ như chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ắch chung và đảm bảo sự công bằng cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia
đình gặp khó khăn, khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế; chi sự nghiệp môi trường Ầ là điều tất yếu, làm cho mức chi thường xuyên ngân sách gia tăng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận tiện, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế chi ngân sách nhà nước và ngược lại.
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội:
Quản lý chi ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Nếu môi trường kinh tế ổn định, nguồn thu đảm bảo, vốn đầu tư sẽ được quan tâm đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm, Nhà nước sẽ thắt chặt tắn dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Ở địa phương chắnh quyền đô thị, cư dân tập trung đông đúc thì chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, trật tự xã hội, ổn định chắnh trị, phát triển kinh tế sẽ cao hơn so với chắnh quyền nông thôn.
1.3.1.3. Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân:
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của dân cư trên địa bàn. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập tăng lên sẽ tạo thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách, các chế độ chắnh sách, định mức tài chắnh cũng thay đổi theo để phù hợp với thực tế phát triển, Nhà nước cũng giảm được áp lực về an sinh xã hội, tập trung đầu tư phát triển. Ngược lại, khi trình độ phát triển kinh tế và thu nhập thấp sẽ dẫn đến trình độ quản lý hạn chế, tư tưởng trục lợi, tham nhũng, gây khó khăn cho quản lý. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội và gánh nặng về giảm đói nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở,... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
1.3.1.4. Cơ chế chắnh sách và thể chế kinh tế
Chắnh sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, quy luật kinh tế, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Việt Nam hiện nay đang tồn tại nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong đó, pháp luật là công cụ đắc lực, là phương tiện để Nhà nước thể hiện quyền lực của mình trong điều tiết và quản lý nền kinh tế vĩ mô. Chỉ có hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch mới có thể thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả, phát huy được hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Môi trường pháp lý còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại địa phương. Vắ dụ, định mức chi tiêu và các quy định của Bộ Tài chắnh hoặc Ủy ban nhân dân các cấp là căn cứ để xây dựng dự toán và kiểm soát chi thường
xuyên. Việc ban hành các quy định một cách cụ thể, chắnh xác, hợp lý và khoa học góp phần không nhỏ vào việc quản lý chi tiêu ngân sách hiệu quả, tiết kiệm.
1.3.1.5. Khả năng về nguồn lực tài chắnh công
Những cơ sở khoa học về nguồn lực tài chắnh công huy động được dựa vào thực tế những năm trước, dự báo thay đổi trong những năm tiếp theo, dự báo về khả năng huy động tài chắnh trong năm chắnh là một căn cứ có tắnh chất quyết định để dự toán về chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm nhằm thực hiện những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên nguyên tắc là tổng số chi không được lớn hơn tổng số thu.