Tình hình thị trường ngành Công nghệ truyền thông

Một phần của tài liệu 237 CHÍNH SÁCH xúc TIẾN hỗn hợp NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CTC (Trang 77 - 82)

Theo thông tin từ Thị trường quảng cáo số tại Việt Nam của Adsota, tính đến cuối năm 2019, thị trường Việt Nam có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Đức hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia.

Người trưởng thành Việt Nam hiện nay dùng phần lớn thời gian trong ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình. Do đó, mobile không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc khi làm tiếp thị trên các nền tảng số.

Cụ thể, báo cáo của Adsota đã chỉ ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của quảng cáo mobile trong năm 2019 so với cùng kỳ một năm trước khi từ 55,2% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến (năm 2018) vươn lên 67,1% vào năm 2019. Mobile Ads được dự báo là sẽ tăng trưởng đều đặn khi đạt đến 67,8% tổng ngân sách digital vào năm 2020 và 68,1% vào năm 2021.

Theo thống kê, tổng số thuê bao điện thoại tại Việt Nam thời điểm cuối tháng 6/2020 ước tính đạt 130,4 triệu thuê bao, giảm 5,3% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong tổng số thuê bao điện thoại trên, số lượng thuê bao di động đạt 126,9 triệu thuê bao, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng thuê bao

di động giảm mạnh chủ yếu do các nhà mạng tiếp tục "mạnh tay" xử lý sim rác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 Đây là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng để CTC thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại, cũng như Mobile Ads. Tuy nhiên doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành tốt trong tệp khách hàng sẵn có, chưa có sự đổi mới về sản phẩm cũng như hoạt động xúc tiến hỗn hợp để thu hút các phân khúc khách hàng khác. Các đối thủ khác như VTC, VCCorp… đã làm rất tốt điều này và mang lại tiếng vang trong lĩnh vực nhiều hơn CTC. Cơ hội là rất nhiều nhưng khả năng của CTC còn có hạn, cả về tiềm lực tài chính lẫn chiến lược. Công ty cần thay đổi để khai thác tốt hơn thị trường này.

Internet vào Việt Nam từ năm 1997, Facebook thực sự sôi động khoảng từ giữa năm 2012 đến nay. Theo báo cáo Digital 2020 của We are social, số lượng thuê bao di động tại Việt Nam là 145,8 triệu, số lượng người dùng Internet là 68,17 triệu, và số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu.

Hình 3.1: Số liệu người sử dụng di động, Internet và truyền thông tại Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo Việt Nam Digital của We are social và Hootsuite quí I/2020)

Theo khảo sát gần đây, các chỉ số cho thấy tiềm năng khai thác Internet của người dùng Việt Nam vẫn còn rất nhiều:

 Có 70.3% dân số Việt Nam sử dụng Internet

 06h:30m là thời gian mỗi người Việt Nam bỏ ra để dùng Internet mỗi ngày

 03h:18m là thời gian mỗi người Việt Nam dùng thiết bị điện thoại để truy cập Internet mỗi ngày

 40.1% lượt traffic vào các trang web đến từ thiết bị di động

 78.7% người sử dụng Internet có mua sắm trực tuyến trên các thiết bị bất kì trong 1 tháng qua

 61.4% người sử dụng Internet mua sắm trực tuyến bằng thiết bị di động

 40.1% người dùng Internet sử dụng các ứng dụng dịch vụ ngân hàng và tài chính mỗi tháng

 33.0% người Việt Nam sử dụng các dịch vụ thanh toán di động  82.4% người dùng Internet chi tiền ra để mua các nội dung Digital

(Ebook, Download tài liệu, nhạc, phim ảnh ...)

Hình 3.2: Số liệu thời gian sử dụng Internet, phương tiện truyền thông xã hội trung bình một ngày của một người Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo Việt Nam Digital của We are social và Hootsuite quí I/2020) Theo thống kê, tại Việt Nam, thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) hay gọi chung là MillenialZ hiện chiếm tới 47% dân số cả nước (45 triệu người) và đang trở thành nhân tố chính đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay.

Khác với thế hệ đi trước, MillennialZ được sinh ra trong thời đại Internet. Nếu như Millennials là thế hệ của dotcom, của trình duyệt web, thì Gen Z – đối tượng lớn nhất hiện nay - là thế hệ di động. Gen Z cũng chính là lứa thế hệ thực hiện nhiều tìm kiếm Google hơn so với tất cả các nhóm tuổi khác. Trung bình 63 lượt tìm kiếm mỗi tuần, cao hơn từ 3-4 lần so với gen Y. Điều này cũng giúp lý giải tại sao Youtube (do Google sở hữu) cảm thấy trực quan hơn so với nhóm người từ 23 tuổi trở xuống.

 Tỷ lệ người dùng các dịch vụ Mobile, Internet đang trẻ hóa. Để gia tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường thì các phân khúc khác, dặc biệt là lớp trẻ- Gen Z, cần nhận được sự quan tâm và chú trọng đặc biệt, vì họ sẽ là đối tượng tiêu dùng chính trong những năm tới đây của nền kinh tế. Tuy nhiên CTC vẫn chưa có nhiều hoạt động hướng tới đối tượng này, điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thu hẹp thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam hiện tại: Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.

Cùng với đó còn là các vấn đề như: Quy mô các doanh nghiệp nội dung số trong nước chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ; Nhân lực và năng lực công nghệ nội dung số thiếu hụt lớn về số lượng và yếu kém về trình độ; Các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với những công ty xuyên quốc gia như Google, Facebook, Youtube… vốn có nhiều tiềm lực tài chính và kinh nghiệm; Hạ tầng kỹ thuật trong nước chủ yếu vẫn thiên về phát triển

truyền thông, mà chưa đáp ứng yêu cầu của ngành nội dung số. So với các nước trong khu vực, chất lượng, dung lượng và cước phí đường truyền viễn thông cũng như Internet của Việt Nam bị đánh giá khá thấp. Sản phẩm nội dung số do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chưa đa dạng...

Kết luận:

Tình hình mở rộng thị trường của doanh nghiệp còn hạn chế. Lĩnh vực nội dung số về Mobile lẫn Internet đều đang chứa đựng rất nhiều tiềm năng và cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên CTC chưa có phương hướng đầu tư vào thị trường mới này. Công ty mới chỉ hoàn thành trong phân khúc khách hàng của mình. Về lâu dài, đây sẽ là hướng đi khiến công ty dễ dàng tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh cũ và mới. Vấn đề hiện tại và quan trọng nhất bây giờ là công ty phải có chiến lược đúng đắn để mở rộng thị trường theo một lộ trình cụ thể.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Ứng dụng Công nghệ Truyền thông CTC

Trong vòng 5 năm tới 2021- 2025, công ty có định hướng mục tiêu phát triển như sau:

Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và hiệu quả lợi nhuận tăng trưởng từ 5 % đến 7%, đến từ các dịch vụ công ty đang muốn chú trọng như dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động và Internet, thương mại điện tử

Tập trung vào nhóm đối tượng giới trẻ, thanh thiếu niên thông qua các sản phẩm dịch vụ hiện có, đặc biệt là tiếp tục phát triển hệ sinh thái của công ty sao cho có sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhóm đối tượng này, vì đây sẽ là đối tượng chủ lực tham gia hoạt động kinh tế của đất nước trong thời gian tới. Đẩy mạnh hoạt động và tiếp tục phát triển các sản phẩm- dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích, chất lượng trên di động và Internet tới khách hàng.

Giữ vững và phát huy những kết quả tích cực công ty đã đạt được khi sử dụng công cụ SEO các website đã có, định hướng phát triển thêm website về thương mại điện tử.

Tích cực thông qua Website cập nhật thường xuyên thông tin để tiếp cận khách hàng, đối tác, cổ đông.

Hợp tác tốt đẹp, lâu dài với các đối tác đáng tin cậy trong các lĩnh vực VAS Mobile và Mobile Marketing.

Đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng, đóng góp tích cực với các hoạt động xã hội, thiện nguyện.

Hướng tới mục tiêu trở thành “Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về các dịch vụ giá trị gia tăng và thương mại điện tử”.

Tập trung nghiên cứu và phát triển dịch vụ công nghệ/giải pháp có tính đột phá, hàm lượng kỹ thuật/ chất xám cao nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và phát triển công nghệ, sản phẩm mới. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

Tiến tới số hóa một số hoạt động như dùng các phẩn mềm quản trị ERP để tối ưu hóa chi phí và dành cho các hoạt động phát triển công nghệ, sản phẩm dịch vụ

Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh hiện có, tạo việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông.

Có định hướng hợp tác với các công ty nước ngoài để khai thác hiệu quả trên toàn quốc và vươn ra khu vực. Đối tượng hợp tác bao gồm: đối tác góp vốn đầu tư dài hạn, đối tác chiến lược góp vốn công nghệ.

Một phần của tài liệu 237 CHÍNH SÁCH xúc TIẾN hỗn hợp NHẰM mở RỘNG THỊ TRƯỜNG KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG CTC (Trang 77 - 82)