Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu HD-NHIEM-VU-CTTT-2018-2019-hoan-chinh (Trang 177 - 182)

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.2. Giải pháp thực hiện

a) Các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền bằng nhiều hình thức, trang bị tủ sách pháp luật, các loại tài liệu về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm nhằm góp phần nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên, học sinh trong việc chấp hành pháp luật. Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể của học sinh; Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho thành viên trong trường và gia đình học sinh về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

b) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 02/QCPH ngày 05/01/2016 về công tác phối hợp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và trật tự, an toàn xã hội trong Ngành GDĐT tỉnh Đồng Tháp; Kế hoạch liên tịch số 41/KHLT ngày 04/02/2015 giữa Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Sở GDĐT, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh và Hội LHPN Việt Nam Tỉnh về việc phối hợp phòng, chống thanh thiếu niên VPPL trên địa bàn Tỉnh và Hướng dẫn số 09/HD- CA-GDĐT-LĐTBXH-TN-PN ngày 14/7/2015 về Quy trình quản lý, giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, cơ quan công an trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. c) Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đăng ký phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm tỉnh. Tổ chức ít nhất 01 buổi nói chuyện chuyên đề/học kỳ về các nội dung liên quan tới tình hình an ninh trật tự và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh. Lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm với các nội dung tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống bạo lực học đường, phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn học đường, tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường và học sinh, quan tâm giáo dục đối với học sinh chưa ngoan; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu năm học, thông qua các tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cho học sinh.

đ) Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên thông qua các hoạt động phát thanh học đường, sinh hoạt Ngày Pháp luật; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại cơ quan, đơn vị, trường học gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng, đối thoại chính sách pháp luật,...

e) Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hóa, vẽ tranh, áp phích, sáng tác,

biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

f) Xây dựng tin, bài tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đăng tải trên website, cổng thông tin điện tử của các trường học, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; Tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục an toàn giao thông,... của trường học;

2. Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục đối với học sinh

2.1. Nội dung thực hiện

a) Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù hợp với từng cấp học;

b) Xây dựng và thực hiện chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh.

2.2. Giải pháp thực hiện

a) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 298/KH-UBND, ngày 24/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021; Kế hoạch số 98/KH- SGDĐT ngày 26/12/2017 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021.

b) Tích hợp, lồng ghép vào chương trình dạy học chính khóa ở môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Sinh học và các hoạt động giáo dục khác trong việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; lồng ghép giáo dục về việc chấp hành pháp luật trong học sinh.

c) Hàng năm các cơ quan, đơn vị, trường học trong ngành Giáo dục triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn và nhu cầu của người lao động và người học trong ngành Giáo dục, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

3. Nâng cao năng lực của các thành viên trong việc tổ chức phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

3.1. Nội dung thực hiện

a) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, nhà giáo về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, học sinh xung kích, tình nguyện.

3.2 Giải pháp

a) Các trường học đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển, bồi dưỡng đội ngũ hạt nhân tuyên truyền về giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường học. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong chương trình và hoạt động giáo dục của các cấp học; tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy trong chương trình chính khóa.

b) Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng chống tệ nạn xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên của các trường; thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, cơ quan công an và chính quyền địa phương nhằm tăng cường quản lý học sinh trong và ngoài giờ tới trường. Đến cuối năm 2018 có 80%, đến năm 2020 có 90% báo cáo viên pháp luật, cộng tác viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các cơ sở giáo dục được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ.

4. Phối hợp giữa trường học, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh

4.1 Nội dung

a) Tăng cường phối hợp giữa trường học và gia đình học sinh trong công tác quản lý, giáo dục học sinh không phạm tội, vi phạm pháp luật, đặc biệt quan tâm đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; kết hợp chặt chẽ với các hoạt động triển khai Đề án “Giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Đẩy mạnh triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA- BGDĐT ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Phối hợp với ngành Công an thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” và nhân rộng mô hình liên kết giữa trường học với công an địa;

c) Phối hợp với công an địa phương tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm ở các trường học có đủ điều kiện nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh tham gia phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ từ gia đình, cộng đồng dân cư và trường học. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả trong các trường học;

d) Tăng cường phối hợp giữa trường học, gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội trong công tác quản lý, giáo dục học sinh không phạm tội, vi phạm pháp luật, đặc biệt quan tâm đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có người phạm tội.

đ) Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và các cơ sở đào tạo, các trường phổ thông có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể của địa phương và gia đình học sinh trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh;

4.2 Giải pháp

a) Sở GDĐT và một số ngành có liên quan đã ban hành Quy chế phối hợp số 02/QCPH ngày 05/01/2016 về công tác phối hợp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và trật tự, an toàn xã hội trong Ngành GDĐT tỉnh Đồng Tháp; Kế hoạch liên tịch số 41/KHLT ngày 04/02/2015 về việc phối hợp phòng, chống thanh thiếu niên VPPL trên địa bàn Tỉnh và Hướng dẫn số 09/HD-CA-GDĐT-LĐTBXH-TN-PN ngày 14/7/2015 về Quy trình quản lý, giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh. Trên cơ sở đó Sở GDĐT đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo các trường học tăng cường các biện pháp quản lý học sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học. Các trường học trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng công an các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xảy ra trong trường học nhằm bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.

b) Lập hòm thư tại các đơn vị trường học, phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng vi phạm pháp luật trong giáo viên, học sinh; xây dựng và tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm trong trường học.

c) Tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người học trong toàn ngành Giáo dục về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

d) Xây dựng, củng cố, phát huy vai trò Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học các cấp tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp đóng trên địa bàn và cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước để làm gương hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý học sinh, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

5.1 Nội dung

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin học sinh phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh;

b) Xây dựng tài liệu, tuyên truyền trên hệ thống thông tin điện tử về các loại hình tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao để các thành viên trong trường, gia đình học sinh khai thác, phòng ngừa.

5.2 Giải pháp

a) Tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh trên trang thông tin điện tử của các trường học, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác; tổ chức các hoạt động giáo dục trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao nhằm thu hút đông đảo học sinh cùng tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

b) Hàng năm phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí để xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật liên quan đến ngành Giáo dục; phấn đấu 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, trường học trong ngành đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính.

6. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý học sinh, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống tệ nạn xã hội và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

6.1 Nội dung

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về quản lý học sinh, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong các trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật đối với các trường học và học sinh. Thiết lập kênh thông tin và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất giữa các trường học với cơ quan công an địa phương; giữa trường học với các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

6.2 Giải pháp

a) Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy

b) Phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật để cung cấp hoặc đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ nhà giáo, người lao động và người học khai thác, sử dụng. ...

c) Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà

Một phần của tài liệu HD-NHIEM-VU-CTTT-2018-2019-hoan-chinh (Trang 177 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w