Phương pháp tư vấn trực tiếp

Một phần của tài liệu HD-NHIEM-VU-CTTT-2018-2019-hoan-chinh (Trang 134 - 136)

Giáo viên tư vấn sẽ gặp gỡ, lắng nghe, chia sẽ với học sinh cần được tư vấn. Từ đó đưa ra các định hướng giải quyết vấn đề cho học sinh. Lưu ý những trường hợp đặc biệt các thành viên Tổ tư vấn cần trao đổi với nhau để có thể đưa ra phương án tư vấn hiệu quả nhất cho học sinh.

5. Đối tượng TVHĐ

Đối tượng phục vụ chính của công tác TVHĐ tại các cơ sở giáo dục là HS. Các em đến với chuyên viên tư vấn (thầy cô giáo) không chỉ để giãi bày những vướng mắc trong đời sống tâm hồn, trong quan hệ với cha mẹ, bạn bè…mà còn muốn được cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, công tác TVHĐ còn có các đối tượng khác là các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo: phụ huynh thường tìm đến phòng TVHĐ để tham vấn cách giáo dục con em mình tốt hơn; còn các giáo viên trong nhà trường thì đến tìm hiểu về cách giải quyết các mâu thuẫn giữa các em học sinh trong lớp với nhau, hay cách giáo dục các em học sinh chưa ngoan trong lớp…

6. Các nhóm nội dung TVHĐ

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tư vấn học đường, chúng tôi đề xuất một số nhóm nội dung hoạt động của phòng tư vấn học đường, như sau:

- Tư vấn về các vấn đề tâm sinh lý, sức khỏe, tâm lý học đường: Tình yêu, giới tính, quan hệ với bạn khác giới và vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, sức khoẻ học đường...

- Tư vấn học tập - hướng nghiệp: Cán bộ TVHĐ giúp HS giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập: động cơ, ý chí, thái độ, cảm xúc học tập, phương pháp học tập chủ động, kinh nghiệm ôn thi hiệu quả,…Ngoài ra, giúp HS hiểu rõ về nghề nghiệp mà mình lựa chọn, nhận thức được những yêu cầu nghề để các em tự nhận biết được mình có phù hợp với nghề mình định lựa chọn không.

- Tư vấn chế độ chính sách: Cán bộ TVHĐ giúp HS hiểu đầy đủ về chế độchính sách xã hội (miễn giảm học phí), học bổng tài trợ, học bổng khuyến khích chính sách xã hội (miễn giảm học phí), học bổng tài trợ, học bổng khuyến khích học tập, theo quy định của nhà nước; Tư vấn chính sách chăm sóc sức khỏe theo quy định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, được đảm bảo an toàn trong trường học; Tư vấn cho người học hiểu biết và tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tư vấn cho người học hiểu biết về việc được tham gia vào những hoạt động Đoàn, Hội.

- Tư vấn các mối quan xã hội: Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy trò, đạo đức lối sống, kỹ năng sống...

- Tư vấn rèn luyện đạo đức học sinh: Quy định về thi đua khen thưởng, kỷ luật học sinh trong nhà trường, việc thực hiện nội quy trường nội quy lớp học, cách đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm, về truyền thống phát triển của nhà trường, lịch sử phát triển của địa phương, các di tích văn hóa lịch sử địa phương, ….

7. Chế độ hội họp và báo cáo

- Mỗi học kỳ Tổ TVHĐ họp 2 lần để báo cáo tình hình và đề xuất các giải pháp, kế hoạch hoạt động cho thời gian tới. Ngoài các cuộc họp định kỳ, Tổ trưởng có thể triệu tập họp đột xuất nếu cần thiết.

- Mỗi năm học Tổ TVHĐ báo cáo tình hình hoạt động định kỳ về Sở GDĐT qua phòng CTHS-GDQP 2 lần (riêng đối với cấp Tiểu học và THCS báo cáo về Phòng Giáo dục, Phòng Giáo dục tổng hợp báo cáo về Sở GDĐT) theo thời gian báo cáo sơ kết và tổng kết năm học. Ngoài ra, tổ TVHĐ còn chịu trách nhiệm báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

8. Kinh phí hoạt động và chế độ cho tổ TVHĐ

Hoạt động của các thành viên Tổ TVHĐ trên cơ sở tự nguyện, tình nguyện và nhiệt huyết của bản thân không có chế độ riêng cho cá nhân cũng như kinh phí hoạt động của Tổ. Các đơn vị tuỳ theo điều kiện và khả năng có thể vận động xã hội hoá từ các nguồn lực để chi kinh phí hoạt động cho Tổ và chế độ cho các thành viên Tổ TVHĐ.

9. Thời gian hoạt động (nhiệm kỳ) của Tổ TVHĐ

Thời gian hoạt động của Tổ TVHĐ là 01 năm, được tính từ khi Quyết định thành lập được công bố cho đến khi có Quyết định thành lập Tổ TVHĐ năm học tiếp theo (Khi xây dựng kế hoạch hoạt động Tổ TVHĐ cần chú ý đến hoạt động trong hè).

* Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công tác TVHĐ ở các trường hiện nay

- Mỗi trường cần khẩn trương củng cố lại Tổ TVHĐ, sắp xếp, bố trí lại các phòng TVHĐ cho phù hợp; Phổ biến về mục đích, nội dung hoạt động của phòng TVHĐ cho thầy cô giáo, HS, CMHS,…hiểu và có cái nhìn đúng đắn với những học sinh tìm đến tư vấn.

- Tổ TVHĐ cần có xây dựng mạng lưới cộng tác viên là giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cán bộ đoàn thể,…để nắm bắt tình hình nhằm chủ động tư vấn hay tư vấn phòng ngừa; không thụ động chờ các em tự đến nhờ tư vấn.

- Thành viên phụ trách TVHĐ thường xuyên chủ động giới thiệu đến HS hoạt động của công tác tư vấn tâm lý, trả lời thắc mắc của các em….tạo cho người học có nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của các em.

- Nơi có điều kiện bố trí một phòng TVHĐ ở nơi kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho các em khi đến liên hệ, không dùng chung với các phòng khác; Bổ sung trang bị một số sách, báo mà HS ưa thích trong phòng này. Khuyến khích các cơ sở giáo dục trang bị thêm các thiết bị trong phòng tư vấn để hỗ trợ

cho công tác tư vấn như tivi, đầu đĩa, các đoạn video nói về các học sinh vượt khó học giỏi ….

- Ngoài việc tư vấn riêng khi HS có nhu cầu, cán bộ tư vấn cần tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo để tư vấn chung cho các em (tư vấn truyền thông) và tạo điều kiện để các em được đối thoại.

- Tổ tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường khi thấy cần thiết có sự hỗ trợ đặc biệt.

- Không chỉ tư vấn cho HS mà còn phải tư vấn cho cả CMHS để họ biết cách quản lý con em mình và phát hiện sớm những tâm tư, biểu hiện của các em thì việc tư vấn cho các em mới thực sự hiệu quả.

- Cán bộ phụ trách là tư vấn phải thân thiện, khéo léo gợi mở để người được tư vấn tự nhiên “trải lòng” và phải giữ bí mật thông tin mà họ tiết lộ. Để HS chủ động đến với phòng TVHĐ và chia sẻ, đội ngũ tư vấn viên phải sắm tròn 2 vai, vừa là thầy cô, vừa phải là bạn, có như vậy các em mới tin tưởng, đồng cảm để chia sẻ những điều khúc mắc. Ngoài ra, cần xây dựng quan hệ lành mạnh với đồng nghiệp, CMHS và HS.

- Các thành viên Tổ TVHĐ thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt động TVHĐ; Trực tiếp tham mưu cho nhà trường về các nội dung liên quan đến công tác tư vấn trường học và chủ động thực hiện công tác, trong đó có 3 hoạt động cơ bản gồm: Tư vấn trực tiếp cho HS, thầy cô giáo, CMHS bằng nhiều hình thức (tư vấn cá nhân hoặc theo nhóm tại phòng tư vấn, tư vấn chuyên đề tại lớp học, hội trường, sân cờ, hoặc tại gia đình); Tư vấn gián tiếp thông qua hộp thư, hộp thư điện tử, điện thoại và mạng xã hội: facebook, yahoo, zalo; Tổ chức tập huấn về chuyên môn tư vấn, tâm lý, hướng nghiệp, cho thầy cô giáo, CMHS;…

Trên đây là hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Tổ TVHĐ trong các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đề nghị các đơn vị nghiên cứu triển khai thực hiện, mọi vấn đề cần trao đổi, xin liên hệ về phòng CTHS-GDQP – Sở GDĐT (ĐT 0673875675), gặp ông Vưu Công Sơn (DĐ 01225199901) hoặc bà Bùi Thị Cúc (DĐ 0976524477) để được hướng dẫn./.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

- Phòng GDĐT huyện, thị, TP (t/h); PHÓ GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu HD-NHIEM-VU-CTTT-2018-2019-hoan-chinh (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w