1. Tiếp tục triển khai các văn bản
- Kế hoạch số 06/KH-SGDĐT, ngày 30/01/2012, Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy trong học đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (có văn bản kèm theo);
- Kế hoạch số 70a/KH-SGDĐT.CTHS-GDQP, ngày 31/10/2013, Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2013-2015 tầm nhìn đến năm 2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp (có văn bản kèm theo);
- Kế hoạch liên tịch số 41/KHLT, ngày 04/02/2015 giữa Công an Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội LHPN Việt Nam Tỉnh, về việc phối hợp phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh (có văn bản kèm theo);
- Hướng dẫn số 09/HD-CA-GDĐT-LĐTBXH-TN-PN, ngày 14/7/2015 giữa Công an Tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh , Hội LHPN Việt Nam Tỉnh, về việc hướng dẫn qui trình quản lí, giáo dục thanh niên vi phạm pháp luật hoặc có nguy cơ vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh(có văn bản kèm theo);
- Kế hoạch số 42/KH-SGDĐT ngày 24 tháng 7 năm 2018 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh đến năm 2020” (có văn bản kèm theo).
2. Nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục
- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc sử dụng các tài liệu “Tủ sách pháp luật”.
- Thực hiện tích hợp giảng dạy, giáo dục kiến thức phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; phòng, chống thanh thiếu niên VPPL; phòng chống tham nhũng; tác hại của các loại hình game, các chất có khả năng gây nghiện dưới hình thức: tem giấy, shisa, bóng cười,…cho học sinh trong các chương trình học tập chính khoá, ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, bậc học và quy định của Bộ GDĐT.
- Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm pháp luật, mạnh dạn đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật. Tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục các học sinh thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường, học sinh có nguy cơ VPPL.
- Tiếp tục thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương. Thực hiện các nội dung tích hợp giao dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong chương trình giảng dạy chính khoá các môn học có liên quan; tổ chức các hoạt động ngoại khoá tuyên truyền, giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục, mại dâm cho học sinh.
- Củng cố, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, đoàn thể, cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách các hoạt động giáo dục phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và thanh thiếu niên VPPL trong trường học;
- Tiếp tục phát huy vai trò của CLB pháp lý, tổ tư vấn tâm lý, sử dụng có hiệu quả các kênh thông tin trong nhà trường nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp học sinh có biểu hiện và nguy cơ vi phạm pháp luật, tham gia vào các tệ nạn xã hội; cán bộ, giáo viên, học sinh có hành vi bạo lực học đường để kịp thời có biện pháp giải quyết.
- Tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh vi phạm có cơ hội được tham gia các hoạt động giáo dục cảm hoá để thay đổi nhận thức, hành vi, thái độ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng trường học đạt chuẩn về an ninh trật tự.
- Tổ chức ký cam kết trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh về các nội dung: không vi phạm pháp luật, không tham gia vào các loại hình tệ nạn xã hội,… phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị.
3. Cách thức thực hiện
- Tuyên truyền thường xuyên trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, kỳ họp phụ huynh; tuyên truyền trong các giờ sinh chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khoá; tuyên truyền trong các chương trình phát thanh học đường, phát thanh măng non, các hoạt động phong trào của tổ chức Đoàn, Hội, Đội…
- Tuyên truyền trực quan thông qua hệ thống: panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu; hệ thống biển báo hiệu Luật giao thông đường bộ do Ban ATGT Tỉnh cấp phát, …
- Tổ chức dạy học tích hợp về ATGT; phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trong chương trình giảng dạy môn GDCD, Đạo đức,…ở các các cấp học, bậc học theo qui định.
- Thông qua các mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”; mô hình “Phát thanh phát luật – an toàn giao thông”; mô hình “sân khấu học đường”; mô hình “Trường học đảm bảo an ninh trật tự”; các mô hình học sinh tự quản, tố giác kẻ gian, người lạ, có hành vi VPPL như: “Đội an ninh trường học”; các hộp thư “Vì bạn”,…; các mô hình giáo dục, cảm hoá đoàn viên, thanh thiếu niên chậm tiến bộ;…Tiếp tục tăng cường các hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường và học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình, diễn biến tâm lý, các tâm tư nguyện vọng của học sinh