+ Triển khai các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý thuộc ngành Giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu. Đến 2020, hoàn thành việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ sở giáo dục và cộng đồng thuộc một số khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng hiểu và biết cách ứng phó với các tình huống thiên tai, tác hại của biến đổi khí hậu.
+ 100% cơ sở giáo dục thuộc khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai xây dựng được kế hoạch dự phòng, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu của đơn vị mình trong khuôn khổ trường học an toàn.
+ Chỉ đạo công tác đánh giá, thống kê ảnh hưởng do thiên tai xảy ra ở các cơ sở giáo dục và công tác báo cáo ở các cấp (sử dụng bộ công cụ đánh giá giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp) để Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) kịp thời tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực trung tâm Phòng chống Lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh và Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT).
+ Triển khai mô hình trường/lớp học phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Hoàn thành việc xây dựng thí điểm mẫu trường/lớp học phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở một số khu vực đặc thù. Từ năm 2017, tổ chức triển khai đại trà áp dụng mẫu trường/lớp học phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo kế hoạch cụ thể của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT.
+ Tích hợp các nội dung phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo ở các cấp hàng năm, trung hạn và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường.