1. Mục đích
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa nhằm nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viện, học sinh, cha mẹ học sinh trong việc tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
- Trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tham gia giao thông an toàn cũng như những kỹ năng cần thiết bảo đảm an toàn tính mạng khi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
- Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa; nâng cao nhận thức, ý thức và thái độ khi tham gia giao thông trong học sinh nhằm hạn chế học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông.
- Tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả triển khai chương trình giáo dục an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT.
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa sâu rộng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải thiết thực, cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả trong công tác phối hợp giữa nhà trường với các ban ngành, đoàn thể của địa phương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, xây dựng “văn hoá giao thông”.
- Kịp thời biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa; có hình thức xử lý, nhắc nhở, giáo dục kịp thời đối với những trường hợp cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
- Thông qua việc triển khai giảng dạy, tổ chức các hội thi về ATGT để trao đổi kinh nghiệm, giải pháp hiệu quả trong công tác giáo dục ATGT và đảm bảo trật tự ATGT cho học sinh các cấp học.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục đảm bảo trật tự,an toàn giao thông đường bộ an toàn giao thông đường bộ
Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tuyên truyền, giáo dục các đơn vị chú trọng thực hiện các nội dung sau:
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 69 /KH-GDĐT, ngày07/9/2016 về Thực hiện phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2016 – 2020.
- Tuyên truyền tháng cao điểm đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh sinh đến trường trong tháng 9/2018.
- Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh ý thức hành vi ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông.
- Các qui định về tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn) về màu sắc, hình dạng,....
- Ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe ô tô, xe buýt an toàn; đi bộ an toàn, qua đường an toàn...
- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của CSGT; thực hiện văn hoá khi tham gia giao thông.
- Qui định của pháp luật về độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Qui định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và phương tiện hai bánh chạy bằng điện an toàn.
- Quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
- Kiến thức pháp luật và kỹ năng về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn, nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông.
- Triển khai và tuyên truyền sử dụng hiệu quả việc tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 năm học 2018 – 2019.
2. Nội dung thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục đảm bảo trật tự,an toàn giao thông đường thuỷ nội địa an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- Tuyên truyên, giáo dục học sinh khi đi đò, phà phải mặc áo phao hoặc sử dụng cặp phao, dụng cụ nổi; chấp hành nghiêm túc các qui định về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ nội địa.
- Tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị để tổ chức dạy bơi cho học sinh. Tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước nhất là vào mùa mưa lũ, thời gian học sinh nghỉ hè. Đặc biệt quan tâm đến các điều kiện an toàn khi tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại bằng đường thuỷ, các địa điểm vui chơi có hồ, sông, bãi biển.
3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thi đua đảm bảo trật tự an toàn giaothông trong năm học 2018 – 2019 thông trong năm học 2018 – 2019
Thực hiện tốt năm an toàn giao thông 2018 với chủ đề “An toàn giao thông cho trẻ em” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”:
- Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông bộ, đường thuỷ nội địa trong trường học theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lí cấp trên đến cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh trong nhà trường.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường thực hiện ký cam kết: chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; học sinh không được sử dụng xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông khi chưa đủ các điều kiện qui định của pháp luật; tổ chức họp cha mẹ học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở và ký cam kết về việc không giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
- Tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc thi, các phong trào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa cho học sinh, cán bộ, giáo viên.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa; giáo dục học sinh hành vi, thái độ ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông.
- Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với lứa tuổi, cấp học nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh, các ban, ngành có liên quan trong công tác triển khai thực hiện công tác đảo bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm khi học sinh đến trường và tan trường. Đồng thời, có biện pháp quản lí, xử lý kịp thời tình trạng cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
- Tiếp tục thực hiện thường xuyên các chuyên đề phát thanh về an toàn giao thông trên các chương trình phát thanh pháp luật của đơn vị. Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Xây dựng, triển khai các mô hình mới, cách làm hiệu quả trong công đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Kéo giảm, hạn chế tối đa các trường hợp học sinh vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo định kỳ, báo cáo sơ, tổng kết theo qui định; tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn, hội nghị, hội thi,…liên quan đến nội dung ATGT.
- Đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh; đưa công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học thành một trong những nội dung đánh giá thi đua trong năm học 2018-2019 đối với các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
4. Triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cườingày mai” cấp THPT ngày mai” cấp THPT
- Tiếp tục triển khai giảng dạy tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT:
+ Tiếp tục triển khai trong năm học 2018 – 2019 trên cơ sở các tài liệu đã được cấp phát trong những năm học trước đây hoặc tải trên trang website: truonghocketnoi.edu.vn (Các đơn vị có thể tham khảo thêm các tải liệu mẫu tại:
http://truonghocketnoi.edu.vn/cong-van/an-toan-giao-thong-cho-nu-cuoi-ngay-mai-safety-for- everyone-476.html;
http://www.mediafire.com/file/k7xx8b9lwf8a64l/Tai_lieu_giang_day_minh_hoa_ATGT_THPT_ 2017-2018.rar/file).
+ Các đơn vị chủ động, linh hoạt lựa chọn nội dung, thời gian, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, các hình thức tổ chức giảng dạy có thể lựa chọn: tổ chức ngoại khoá, tổ chức hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, tổ chức dạy học thành tiết học trong khung thời gian của các tiết ngoài giờ lên lớp (ít nhất 02 tiết),….
+ Đối tượng dự thi: học sinh lớp 10, lớp 11 và giáo viên các đơn vị trường THPT.
+ Nội dung: kiến thức an toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, các kỹ năng tham gia giao thông an toàn đối với học sinh; Kiến thức an toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, xây dựng kế hoạch bài dạy, dạy thử nghiệm bài đã xây dựng kế hoạch đối với giáo viên.
+ Thời gian tổ chức: dự kiến từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019.
(Cách thức, thể lệ của cuộc thi sẽ được hướng dẫn bằng văn bản sau)
5. Công tác quản lí
- Cho học sinh thực hiện đăng ký đi xe mô tô, xe gắn máy, các phương tiện hai bánh chạy bằng điện tới trường (yêu cầu đảm bảo các điều kiện theo qui định của pháp luật). Đồng thời, có sự phối hợp và đề nghị cha mẹ học sinh không giao xe mô tô, xe gắn máy cho con em điều khiển tham gia giao thông khi chưa đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật.
- Bố trí địa điểm giữ xe trong nhà trường, lập sổ quản lý số học sinh sử dụng các loại xe mô tô, xe gắn máy (thống kê cụ thể những trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện theo qui định của pháp luật), phương tiện hai bánh chạy bằng điện đến trường, để phối hợp với các ban ngành địa phương, cha mẹ thực hiện tuyên truyền, giáo dục và xử lý các trường hợp học sinh vi phạm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông để xử lý kịp thời, kiên quyết và báo cáo về Sở GDĐT những truờng hợp có sai phạm.
- Yêu cầu mỗi đơn vị trường học củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của đội thanh niên tình nguyện hoặc thanh niên xung kích tham gia hỗ trợ về giao thông trong các ngày lễ, tết, các kỳ thi; xây dựng các giải pháp mới tránh gây ùn tắc giao thông trước cổng trường vào thời gian cao điểm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Sở GDĐT 1. Sở GDĐT
- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện trong toàn ngành giáo dục.
- Theo dõi, đôn đốc, thực hiện các hoạt động kiểm tra các đơn vị trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Phòng GDĐT
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện. - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện trong quá trình thực hiện.
- Cáo định kỳ theo qui định và đột xuất khi được yêu cầu.
3. Các đơn vị trực thuộc
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Theo dõi, tự kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện tại đơn vị. - Báo cáo định kỳ theo qui định và đột xuất khi được yêu cầu.