- Bình quân số người tham
CBKN trạm Tổng số
trạm Tổng số SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1 Cơ chế, chính sách 21 52,50 9 100,00 5 83,33 35 63,64
2 Hoạt động KN có phù hợp nhu cầu không 33 82,50 9 100,00 4 66,67 46 83,64
3 Tập quán phân công lao động theo giới 1 2,50 0 0,00 4 66,67 5 9,09
4 Điều kiện của hộ 18 45,00 9 100,00 4 66,67 31 56,36
5 Thời gian các lớp tập huấn 6 15,00 2 22,22 4 66,67 12 21,82
6 Những người có uy tín trong cộng đồng 7 17,50 3 33,33 5 83,33 15 27,27
Ngoài các yếu tố trên còn có một số yếu tố khác như trình độ của người dân, tập quán sản xuất của địa phương, bản thân người cán bộ khuyến nông, tâm lý tự ti của người dân, phương pháp tiếp cận người dân, lợi ích người dân nhận được, thời gian rảnh rỗi của người dân cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong hoạt động khuyến nông.
Nhưng các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông
Cơ chế, chính sách: Hiện nay thể chế chính sách của nước ta chưa có quy định cụ thể về mức độ quyền hạn của người dân trong các hoạt động khuyến nông. Hoạt động khuyến nông chưa thực sự thu hút sự tham gia của người dân vì tâm lý người dân còn lo sợ là sẽ được lợi gì, chưa được quyền tự chủ trong việc lập kế hoạch, giám sát, đánh giá các hoạt động khuyến nông. Người dân còn lo sợ đầu tư vào các hoạt động khuyến nông vì chưa có quy định thật cụ thể cho việc sở hữu, những lợi ích mà họ được nhận cũng như nghĩa vụ của họ đối với các hoạt động khuyến nông đó. Khi họ được trao quyền thì họ sẽ tự tin hơn, họ có thể ý thức được vai trò của họ trong các hoạt động khuyến nông đó. KNVCS có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động khuyến nông nhưng với đồng lương ít ỏi thực sự chưa tạo cho họ sự nhiệt tình với công việc.
Hoạt động khuyến nông có phù hợp nhu cầu không: Người dân luôn yêu cầu tính thực tiễn của hoạt động mình làm, nếu hoạt động khuyến nông họ thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì họ sẽ hào hứng, tích cực tham gia. Nếu hoạt động khuyến nông không phù hợp với nhu cầu của họ dù có bắt họ tham gia họ chỉ làm cho qua. Chính vì vậy các hoạt động khuyến nông phải gắn với nhu cầu của người dân.
Tập quán phân công lao động theo giới: Người phụ nữ thường là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng họ cho rằng họp hành là việc của đàn ông nên trong các cuộc họp họ thường để chồng tham gia, họ có tâm lý người đàn ông là trụ cột gia đình và họ chỉ biết nghe theo người đứng đầu gia đình, kể cả khi đi họp thì họ thường không tham gia phát biểu ý kiến vì họ sợ những điều họ nói ra là sai và sẽ bị người khác chê cười.
Điều kiện của hộ: Các mô hình trình diễn thường chọn những hộ khá, hộ có quy mô lớn, hộ có khả năng về tài chính cũng như kinh nghiệm sản xuất trong việc xây dựng
các mô hình vì những hộ này mới có khả năng xây dựng thành công hoặc khi mô hình có thất bại thì họ vẫn có khả năng đầu tư tiếp. Tuy các hộ nghèo, hộ có quy mô nhỏ có vốn ít, khả năng tiếp nhậ KHKT thấp nhưng khi được tham gia vào hoạt động khuyến nông mà họ làm thành công thì sẽ thu hút được họ tham gia vào các hoạt động khuyến nông khác, chính vì vậy tạo cơ hộ cho người nghèo, người có quy mô sản xuất nhỏ tham gia vào các mô hình sản xuất(có đầu tư thấp) giúp người này nhận thấy được khả năng của họ và khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động khuyến nông khác.
Thời gian của các lớp tập huấn cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông: Ở những xã người dân hay đi chợ vào buổi sáng thì các lớp tập huấn phải tổ chức vào buổi chiều, trước khi tập huấn phải báo trước để họ chuẩn bị sắp xếp công việc. Người dân thường không ngồi được lâu nếu thời gian lớp tập huấn kéo dài thì người dân sẽ cảm thấy uể oải không tiếp thu được kiến thức và họ sẽ bỏ về.
Những người có uy tín trong cộng đồng: Một số hộ nông dân là cựu chiến binh, trưởng thôn, người đứng đầu trong các dòng họ,…những người có địa vị sẽ không chịu lắng nghe những kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông phổ biến vì họ cho rằng cán bộ khuyến nông sẽ không bằng họ, những người này có tính gia trưởng không chịu nghe lời người khác. Mặt khác những người được các hộ nông dân bầu làm trưởng thôn, cán bộ được sự tín nhiệm của người dân thì tiếng nói của họ sẽ được người dân nghe theo. Khi cần sự huy động của người dân vào các hoạt động khuyến nông thì tiếng nói của những người này có thể thu hút được. Vì vậy để huy động được người dân tham gia các hoạt động khuyến nông ngày càng nhiều thì chúng ta cần phải chú ý đào tạo những người khuyến nông viên thôn bản, phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ khuyến nông viên và những người đứng đầu thôn.