- Bình quân số người tham
4.2.5 Đánh giá về sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông Như Thanh
trạm khuyến nông Như Thanh
4.2.5.1 Đánh giá của người dân về sự tham gia cuả họ vào hoạt động khuyến nông của trạm
Người dân chỉ tham gia vào hoạt động khuyến nông khi hị nhìn thấy lợi ích đem lại từ hoạt động đó.
Bảng 4.18 Đánh giá của người dân về sự phù hợp của hoạt động khuyến nông với nhu cầu của người dân
Chỉ tiêu QMTT (n=20) QM hộ (n=40) Tổng số (n=60)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
Phù hợp 20 100,00 32 80,00 34 90,00
Không phù hợp 0 0 8 20,00 8 13,33
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân năm 2013)
Qua bảng 4.18 ta thấy tỷ lệ các hộ cho rằng hoạt động khuyến nông phù hợp với nhu cầu của họ khá cao (chiếm 90%). Các hộ có quy mô khác nhau đánh giá về sự phù hợp của hoạt động khuyến nông có sự khác nhau. 100% hộ làm trang trại cho rằng hoạt động khuyến nông phù hợp với nhu cầu của họ, 80% hộ có quy mô khác cho rằng hoạt động khuyến nông phù hợp với nhu cầu của họ, do các hộ này ít đưa ra ý kiến, nguyện vọng của mình trong các buổi bàn về nội dung, chủ đề tập huấn.
Để người dân tham gia vào hoạt động tập huấn, trước tiên họ phải đánh giá hoạt động đó có cần thiết không?
Bảng 4.19 Mức độ cần thiết của việc tổ chức các lớp tập huấn
Chỉ tiêu QMTT (n=20) QM hộ (n=40) Tổng số (n=60) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Trồng trọt 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Rất cần thiết 14 70,00 30 75,00 43 71,67 Cần thiết 6 30,00 10 25,00 16 26,66 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 2. Chăn nuôi 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Rất cần thiết 12 60,00 22 55,00 34 56,66 Cần thiết 8 40,00 11 27,50 19 31,67 Không cần thiết 0 0 7 17,50 7 11,66 3. Thủy sản 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Rất cần thiết 4 20,00 12 30,00 16 26,66 Cần thiết 6 30,00 8 20,00 14 23,33 Không cần thiết 10 50,00 20 50,00 30 50,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)
Qua bảng 4.19 ta thấy đối với người dân việc mở các lớp tập huấn rất cần thiết. Các lớp tập huấn về trồng trọt vẫn cấn thiết hơn cả: 71,67% người được hỏi trả lời việc mở ra các lớp tập huấn trồng trọt là rất cần thiết, không có hộ nào cho rằng mở các lớp tập huấn trồng trọt là không cần thiết cả. Tỷ lệ người dân cho rằng các lớp tập huấn thủy sản là không cần thiết cao
nhất chiếm 50% do người dân ở đây chủ yếu sản xuất trồng trọt và chăn nuôi là chính, nuôi trồng thủy sản rất ít nên họ ít cần đến các lớp tập huấn về trồng trọt.
Các hộ có quy mô khác nhau cũng đánh giá mức độ cần thiết của các lớp tập huấn khác nhau. Các hộ QMTT cho rằng các lớp tập huấn rất cần thiết hơn các hộ khác bởi vì các hộ này sản xuất với quy mô lớn nên họ luôn mong muốn các kỹ thuật tiên tiến đến được với mình thông qua các lớp tập huấn cũng như giảm sự vất vả của họ khi làm hàng mẫu ruộng, chăn hàng trăm con lợn, hàng nghìn con gà, hàng mẫu đầm.
Khi biết về nội dung tập huấn người dân còn phải đánh giá xem nội dung đó có phù hợp với mình không rồi mới tham gia
Bảng 4.20 Mức độ phù hợp của nội dung các lớp tập huấn
Chỉ tiêu QMTT QM hộ Tổng số SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Trồng trọt 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Rất phù hợp 14 70,00 31 77,50 45 75,00 Tương đối phù hợp 5 25,00 9 22,50 14 23,33 Không phù hợp 1 5,00 0 0 1 1,67 2. Chăn nuôi 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Rất phù hợp 16 80,00 26 26,00 42 70,00 Tương đối phù hợp 4 20,00 14 45,00 18 30,00 Không phù hợp 0 0 0 0 0 0 3. Thủy sản 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Rất phù hợp 4 20,00 5 12,5 9 15,00 Tương đối phù hợp 5 25,00 3 7,500 8 13,33 Không phù hợp 11 55,00 32 80,00 43 71,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)
Trong số những người biết trước nội dung tập huấn, có 75% hộ cho rằng nôi dung các lớp tập huấn trồng trọt rất phù hợp với họ; 70% hộ cho rằng nội dung các lớp tập huấn chăn nuôi rất phù hợp với nhu cầu của họ; 15% hộ cho rằng nội dung các lớp tập huấn thủy sản rất phù hợp với nhu cầu của họ. Như vậy người dân có sự đánh giá khác nhau về nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của họ theo từng lĩnh vực. Trong đó hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi vẫn được người dân đánh giá là có nội dung tập huấn phù hợp hơn lĩnh vực thủy sản.
Các hộ có quy mô khác nhau thì đánh giá về nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của họ cũng khác nhau. Các hộ QMTT đánh giá nội dung các lớp tập huấn phù hợp với nhu cầu của mình cao hơn so với hộ khác trong cả 3 lĩnh vực, trong đó nội dung tập huấn các lớp về chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của các hộ QMTT nhất: 80% hộ có QMTT đồng ý với ý kiến nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của mình. Có sự khác nhau này là do các hộ có QMTT thường tham gia yêu cầu chủ đề tập huấn, trong các cuộc họp để bàn bạc về nội dung tập huấn họ cũng là những người thường xuyên phát biểu.
4.2.5.2 Đánh giá của KNVCS và CBKN huyện về sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Như Thanh
Đánh giá của KNVCS
Bảng 4.21 Đánh giá của KNVCS về sự tham gia của người dân trong yêu cầu nội dung trước các buổi tập huấn
Lĩnh vực Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Thường xuyên 18 100,00 16 88,89 9 50,00 Thỉnh thoảng 0 0,00 2 11,11 9 50,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra KNVCS năm 2013)
Qua bảng 4.21 ta thấy theo KNVCS đánh giá thì người dân được tham gia yêu cầu nội dung trước các buổi tập huấn khá cao đặc biệt trong tập huấn lĩnh vực trồng trọt (100% KNVCS đánh giá nông dân thường xuyên được yêu cầu nội dung trước buổi tập huấn). Lĩnh vực thủy sản KNVCS đánh giá người dân được yêu cầu nội dung trước buổi tập huấn thấp (50,00% KNVCS cho rằng người dân được tham gia yêu cầu nội dung các buổi tập huấn thủy sản thường xuyên). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đánh giá của KNVCS về sự phù hợp của nội dung lớp tập huấn thủy sản với nhu cầu của người dân thấp.
Đối với mỗi lớp tập huấn thành phần tham dự rất quan trọng, vậy KNVCS đánh giá về sự phù hợp của đối tượng tập huấn như thế nào?
Qua điều tra ngẫu nhiên 18KNVCS trong tổng số 40 KNVCS của huyện ta thấy 100% KNVCS được hỏi đều đánh giá đối tượng tập huấn phù hợp.