Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 47)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.2.3Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp thông kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề

Để phân tích được các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp này để thấy được sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông của trạm.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

Trong đề tài số liệu được tổng kết qua các năm sẽ được so sánh sự biến động qua các năm, so sánh giữa kế hoạch thực hiện và kết quả đạt được, so sánh giữa các thông tin từ các cán bộ khuyến nông với những thông tin từ người dân cung cấp.

3.2.3.3 Phương pháp dự báo

Trên cơ sở biến động qua các năm, các chu kỳ sản xuất mà chugns ta có thể thấy được xu thế phát triển, biến động của hiện tượng thông qua các số liệu dự báo quy luật biến dộng từ đó có những dự báo về sự tham gia của người dân trong sự tham gia tới.

3.2.3.4 Ma trận SWOT

Thông qua điều tra, phân tích khảo sát ở địa phương cũng như trạm khuyến nông, việc sử dụng phương pháp ma trận SWOT, đề tài sẽ đánh giá những điểm mạnh , điểm yếu và tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cơ hội và thách thức hướng tới việc tăng cường sự tham gia của người dân trong thời gian tới.

Bản phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề trong tương lai

Các thực hiện của ma trận SWOT là trả lời câu hỏi định hướng:

Những mặt mạnh: là như thế nào để có thể phát huy sức mạnh nội lực để việc thực hiện thành công.

Những điểm yếu: có thể làm gì để khắc phục những điểm yếu từ tình hình của địa phương.

Những cơ hội: làm thế nào để tận dụng những cơ hội bên ngoài nhằm tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông.

Những cản trở: có thể làm gì để giảm bớt nguy cơ từ bên ngoài mà các đối tượng thực hiên công tác khuyến nông gặp phải nổ lực tăng cường sự tham gia của người nông dân trong hoạt động khuyến nông.

Nội lực Mạnh (S)Tương lai Cơ hội Bên ngoài

Yếu (W) Thách Thức (T) Hiện tại

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 47)