Sự tham gia của người dân trong tập huấn kỹ thuật 1 Hoạt động tập huấn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 72)

- Bình quân số người tham

4.2.2 Sự tham gia của người dân trong tập huấn kỹ thuật 1 Hoạt động tập huấn kỹ thuật

Hoạt động tập huấn kỹ thuật là hoạt động không thể thiếu được trong công tác khuyến nông. Đây cũng là hoạt động huy động được nhiều người dân tham gia nhất. Sự tham gia của người dân thường được biểu hiện qua việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện, quản lý và đánh giá dự án, đây cũng cách thể hiện sự tham gia của người dân dựa trên lý thuyết mọi việc đều được dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra.

Bảng 4.10 Sự tham gia của người dân trong tập huấn kỹ thuật

Chỉ tiêu SL CC (%)QMTT(n=20) QM hộ (n=40)SL CC (%) SLTổng số (n=60)CC (%) 1.Trồng Trọt 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Thường xuyên 14 70,00 6 15,00 20 33,33 Tùy từng lớp 4 20,00 5 12,50 9 15,00 Ít tham gia 2 10,00 29 72,50 31 51,67 2. Chăn nuôi 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Thường xuyên 10 50,00 3 7,50 13 21,67 Tùy từng lớp 6 30,00 2 5,00 8 13,33 Ít tham gia 4 20,00 25 62,20 29 48,33 3.Thủy sản 20 100,00 40 100,00 60 100,00 Thường xuyên 6 30,00 1 2,50 7 11,67 Tùy từng lớp 7 30,00 0 0 7 11,67 Ít tham gia 7 30,00 39 97,50 46 76,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)

Qua bảng số liệu, ta thấy sự tham gia của người dân trong tập huấn kỹ thuật với từng kỹ thuật với từng lĩnh vực rất khác nhau. Người dân ở đây chủ yếu tham gia vào các hoạt động tập huấn cảu lĩnh vực trồng trọt. Trong tổng số 60 hộ điều tra số người thường xuyên tham gia tập huấn kỹ thuật lĩnh vữa trồng trọt chiếm 33.33%. Trong từng lĩnh vực tham gia trong tập huấn kỹ thuật của mỗi hộ có quy mô khác nhau. Các hộ có QMTT sự tham gia trong hoạt đông tập huấn kỹ thuật cao hơn so QM hộ, ví dụ như trong lĩnh vực trồng trọt tỉ lệ người có QMTT tham gia vào tập huấn kỹ thuật thường xuyên chiếm 70%, trong khi đó QM hộ chỉ chiếm 15%. Như vậy sự tham gia của người dân trong hoạt động tập huấn kỹ thuật tương

đối thấp, đối tượng tham gia chủ yếu vẫn là các hộ có QMTT, lĩnh vực người dân tham gia chủ yếu vẫn là trồng trọt, đặc biệt sự tham gia của các hộ thuộc QM hộ tham gia vào tập huấn kỹ thuật về thủy sản rất ít: 97.5% hộ thuộc QM này ít tham gia vào tập huấn thủy sản

Nguyên nhân của tình trạng này là do có rất ít lớp tập huấn được mở ra, nguồn kinh phí cho các lớp tập huấn còn hạn hẹp, hơn nữa khi đi tập huấn mỗi hộ sẽ được 10.000 ngàn đồng/người tham dự nên phải giới hạn đối tượng tham gia, các hộ có QMTT thường tiếp thu kỹ thuật mới dễ dàng hơn các hộ khác do các trang trại thường là các trang trại kết hợp cả vườn - ao – chuồng nên khi họ đi tập huấn về trồng trọt thường sẽ đi luôn cả tập huấn về chăn nuôi và thủy sản. Hơn nữa các hộ này thường có quy mô lớn nên các kỹ thuật dễ áp dụng hơn và họ lại là những người sẽ truyền đạt lại những kỹ thuật này lại cho những người khác khi kỹ thuật này được áp dụng có hiệu quả.

Bảng 4.11 Sự tham gia của người dân trong việc xác định chủ đề tập huấn Chỉ tiêu QMTT (n=20) QM hộ (n=40) Tổng số (n=60) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Trồng trọt 20 100,00 40 100,00 60 100,00

Được tham gia yêu cầu chủ đề 17 85,00 14 35,00 31 51,67 Không được tham gia yêu cầu chủ đề 3 15,00 26 65,00 29 48,33

2. Chăn nuôi 20 100,00 40 100,00 60 100,00

Được tham gia yêu cầu chủ đề 15 75,00 18 45,00 33 55,00 Không được tham gia yêu cầu chủ đề 5 25,00 22 55,00 27 45,00

3. Thủy sản 20 100,00 40 100,00 60 100,00

Được tham gia yêu cầu chủ đề 17 85,00 8 20,00 25 41,67 Không được tham gia yêu cầu chủ đề 3 15,00 32 80,00 35 58,33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)

Đối với từng lĩnh vực thì người dân được tham gia yêu cầu chủ đề khác nhau. Lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, người dân vẫn được tham gia yêu cầu nhiều hơn lĩnh vực thủy sản do sự tham gia của người dân trong hai lĩnh vực này cũng nhiều hơn so với thủy sản, người dân trên địa bàn cũng chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm, số lượng người nuôi trồng thủy sản rất ít, chủ yếu tập trung ở QMTT.

Qua bảng 4.11 ta thấy những hộ thuộc QMTT được tham gia yêu cầu chủ đề tập huấn khá lớn (trong lĩnh vực trồng trọt có 85% những người được hỏi trả lời được tham gia yêu cầu chủ đề tập huấn, còn ở lĩnh vực chăn nuôi là 75%, thủy sản là 85%). Ta nhận thấy có sự khác biệt rất lớn trong việc tham gia yêu cầu chủ dề tập huấn giữa các hộ QMTT và QM hộ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do các hộ nông dân thường có

quy mô sản xuất nhỏ cùng với tâm lý tự ti, trong các cuộc họp để bàn về chủ đề tập huấn những người này thường ngồi im hoặc có phát biểu mà bị bác bỏ ý kiến thì họ không dám phát biểu lần thứ hai. Còn những hộ QMTT có quy mô lớn nên các chủ đề tập huấn thường để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải.

Hộp 1 Họp thôn để xác định chủ đề tập huấn

Chị Hoàng Bích Phượng 43 tuổi ở thôn Minh Thịnh xã Yên thọ cho biết: Các cán bộ khuyến nông trước khi mở lớp tập huấn thì thông báo cho bà con biết trước, để bà con thu xếp công việc đồng áng để có mặt đầy đủ .Người dân đi đông lắm, tinh thần mọi người hồ khởi, nhiệt tình tham gia. Các ý kiến bà con được cán bộ khuyến nông tiếp nhận và được trả lời những khúc mắc của bà con.

Sau khi tham gia các lớp tập huấn, một câu hỏi được đặt ra là họ áp dụng các kỹ thuật đó vào sản xuất như thế nào?

Đối với những hộ tham gia tập huấn việc áp dụng các kỹ thuật ở từng lĩnh vực cũng có sự khác nhau. Trung bình các hộ tham gia tập huấn trồng trọt áp dụng tất cả vào sản xuất chiếm 23,52%, chăn nuôi chiếm 28,00% còn thủy sản thì hầu như là không có. Điều này chứng tỏ người dân vẫn coi trọng và tin tưởng vào các kỹ thuật được tập huấn vào lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt nhiều hơn so với lĩnh vực thủy sản. Đối với các hộ có quy mô khác nhau thì việc áp dụng các kỹ thuật từ các lớp tập huấn theo từng lĩnh vực cũng có sự khác nhau. Các hộ có QMTT thường áp dụng các kỹ thuật từ các lớp tập huấn về chăn nuôi nhiều hơn so với các hộ khác. Các hộ có QMTT áp dụng tất cả các kỹ thuật tập huấn từ chăn nuôi chiếm 18,18%, trong khi đó QM hộ phải tùy từng kỹ thuật mới áp dụng, vì các kỹ thuật về chăn nuôi tương đối phức tạp thậm chí còn đòi hỏi phải có đầu tư tương đối lớn cũng như việc áp dụng với quy mô lớn sẽ cho hiệu quả cao hơn. Trong lĩnh vực thủy sản các hộ QMTT cũng phải tùy kỹ thuật mà áp dụng, nhưng đa phần do địa thế miền núi, ngành thủy sản không được bà con đưa vào áp dụng. QM hộ do diện tích nuôi trồng thủy sản không lớn và nuôi trồng thủy sản chưa phải định hướng lâu dài cho họ nên dù đã đi tập huấn nhưng họ vẫn làm theo phương thức cũ. Trong 3 lĩnh vực thì kỹ thuật thu được từ các lớp tập huấn về trồng trọt được người dân áp dụng nhiều hơn cả, thậm chí các hộ còn thường xuyên áp dụng.

Bảng 4.12 Sự áp dụng kỹ thuật thu được các lớp tập huấn vào sản xuất của người dân

Chỉ tiêu QM TT QM hộ Tổng số SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Trồng trọt 16 100,00 35 100,00 51 100,00 Hầu như tất cả 70-100% 3 18,75 9 25,71 12 23,52 Từng kỹ thuật 40-70% 7 43,75 21 60,00 28 54,90 Ít khi áp dụng 10-40% 6 37,50 5 14,28 11 21,56 2. Chăn nuôi 11 100,00 14 100,00 25 100,00 Hầu như tất cả 70-100% 2 18,18 5 35,71 7 28,00 Từng kỹ thuật 40-70% 7 63,63 6 42,85 13 52,00 Ít khi áp dụng 10-40% 2 18,18 3 21,42 5 20,00 3. Thủy sản 1 100,00 0 100,00 1 100,00 Hầu như tất cả 70-100% 0 0 0 0 0 0 Từng kỹ thuật 40-70% 0 0 0 0 0 0 Ít khi áp dụng 10-40% 1 100,00 0 0 1 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)

Với các kiến thức thu được từ các lớp tập huấn sau khi áp dụng hiệu quả của chúng như thế nào?

Các hộ áp dụng các kiến thức thu được từ các lớp tập huấn của từng lĩnh vực khác nhau cũng có hiệu quả khác nhau. Lĩnh vực trồng trọt có hiệu quả cao nhất, sau đó là chăn nuôi và hiệu quả ít là lĩnh vực thủy sản. Mức độ hiệu quả của thông tin tập huấn cũng thay đổi theo quy mô của hộ, các hộ thuộc QMTT áp dụng hiệu quả hơn so với các hộ khác trên cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Có điều này là do các hộ thuộc QMTT hay xem sách, báo, tivi, đài... nói về các kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản hơn các hộ khác nên việc tiếp thu, áp dụng và kết hợp các kiến thức để áp dụng vào thực tế tốt hơn các hộ khác.

Bảng 4.13 Mức độ hiệu quả của kiến thức (kỹ thuật) áp dụng vào sản xuất

Chỉ tiêu QM TT QM hộ Tổng số SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

1. Trồng trọt 14 100,00 28 100,00 42 100,00 Hiệu quả (70%-100%) 4 28,57 10 35,71 14 33,33 Hiệu quả (40%-70%) 6 42,85 16 57,14 22 52,38 Hiệu quả (10%-40%) 4 28,57 3 10,71 7 16,66 2. Chăn nuôi 17 100,00 32 100,00 49 100,00 Hiệu quả (70%-100%) 5 29,41 11 34,37 16 32,65 Hiệu quả (40%-70%) 7 41,17 13 40,62 20 40,81 Hiệu quả (10%-40%) 5 29,41 8 25,00 13 26,53 3. Thủy sản 1 100,00 9 100,00 10 100,00 Hiệu quả (70%-100%) 0 0 4 44,44 4 40,00 Hiệu quả (40%-70%) 0 0 2 22,22 2 20,00 Hiệu quả (10%-40%) 1 100,00 3 33,33 4 40,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w