KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 92 - 94)

- Bình quân số người tham

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

o Kết hợp điểm yếu với thách thức: Thường xuyên đà tạ cán bộ khuyến nông nhằm nắm bắt những KTTB mới, hàn thiện cơ chế chính sách nhằm thu hút sự tham gia

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1 Kết luận

Trong thời gian nghiên cứu,hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Như Thanh khá sôi nổi với nhiều hoạt động khuyến nông trên cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên hoạt động khuyến nông vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Phương pháp khuyến nông cũng có sự thay đổi từ phương pháp áp đặt từ trên xuống đang dần chuyển sang phương pháp khuyến nông có sự tham gia, người dân đã được tham gia nhiều hơn trong các hoạt động khuyến nông, các hoạt động khuyến nông đã xuất phát từ nhu cầu của người dân, cán bộ khuyến nông đã nắm bắt được tình hình thực tế để đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Tuy nhiên sự tham gia của người dân ở mức độ chưa cao, nhiều hộ dân vẫn còn thụ động khi tham gia và còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Phương pháp khuyến nông cũng có sự thay đổi từ phương pháp áp đặt từ trên xuống đang dần chuyển sang phương pháp khuyến nông có sự tham gia, người dân đã được tham gia nhiều hơn trong hoạt động khuyến nông, các hoạt động khuyến nông đã xuất phát từ yêu cầu của người dân, các cán bộ khuyến nông đã đi sâu đi sát nắm bắt nhu cầu của người dân để từ đó đáp ứng nhu cầu cho người dân. Tuy nhiên sự tham gia của người dân trên địa bàn huyện Như Thanh mà đặc biệt là xã Yên Thọ và xã Phú Nhuận (2 xã có hoạt động khuyến nông điển hình cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện) còn nhiều vấn đề đáng phải bàn.

Thực trạng hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông trên địa bàn huyện Lục Nam. Trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013, trạm khuyến nông huỵên Như

Thanh đã tổ chức được 366 lớp học tập huấn, trong đó trạm tổ chức 252 lớp còn lại là do cơ sở tổ chức. Số lượng các lớp tập huấn do trạm tổ chức tùy thuộc vào nguồn kinh phí của trạm, tuy nhiên số lượng các lớp tập huấn tăng dần qua các năm chứng tỏ hoạt động tập huấn kỹ thuật được trạm rất quan tâm. Hoạt động xây dựng MHTD cũng được chú trọng trong 3 năm trạm đã tổ chức đựơc tổng số 85 mô hình trình diễn trên cả 3 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực trồng trọt chiếm đa số. Hoạt động thông tin tuyên truyền chưa mạnh, tuy nhiên mỗi năm trạm cấp phát hàng nghìn tài liệu tham khảo cho các hộ dân khi tham gia lớp học tập huấn. Các hoạt động khác diễn ra cũng khá sôi nổi như tham quan học tập, hội thảo đã thu hút được nhiều người dân tham gia.

Với các điều kiện về kinh tế, địa lý khác nhau tại 2 xã điều tra, sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực cũng có sự khác nhau. Lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi ở hai xã Yên Thọ và Phú Nhuận được người dân tham gia nhiều nhất. Mô hình trình diễn về lĩnh vực trồng trọt đựơc người dân tham gia đông đảo hơn, đặc biệt là mô hình về cây lúa, một phần do cây lúa là cây trồng chính của các hộ và mô hình về cây lúa cũng được trạm tổ chức nhiều hơn so với các mô hình khác.

Yên Thọ và Phú Nhuận là 2 xã có hoạt động khuyến nông điển hình cho toàn

huyện. Sự tham gia của người dân ở đây vào các hoạt động khuyến nông rất đa dạng. Với hoạt động tập huấn kỹ thuật các hộ có QMTT tham gia nhiều hơn các hộ có QM hộ, đối với từng lĩnh vực sự tham gia cũng khác nhau. Người dân chủ yếu tham gia tập huấn kỹ thuật về trồng trọt. Với hoạt động thông tin tuyên truyền mức độ phổ biến thông tin đến người dân còn ít, các hộ có QMTT thông tin đến đầy đủ hơn các hộ khác, thông tin vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Các hộ có QMTT được tham gia yêu cầu loại thông tin nhiều hơn so với các hộ khác. Với hoạt động xây dựng mô hình sự tham gia cũng tập trung vào các hộ có QMTT và các mô hình chủ yếu thuộc về lĩnh vực trồng trọt, người dân vẫn phải

đóng góp kinh phí nhiều trong xây dựng mô hình.

Qua nghiên cứu ở trên chúng ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông là cơ chế chính sách, hoạt động khuyến nông có phù hợp nhu cầu không, tập quán phân công lao động theo giới, điều kiện của hộ, thời gian các lớp tập huấn, những người có uy tín trong cộng đồng, tập quán của người dân, trình độ của người dân, lợi ích người dân nhận được, tâm lý tự ti của người dân, bản thân người cán bộ khuyến nông, phương pháp tiếp cận người dân.. Trong đó trình độ nhận thức của người dân có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông hơn cả.

Với thực trạng sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông như trên đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp như áp dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia theo trình tự các bước, và các giải pháp cụ thể cho từng hoạt động khuyến nông.

5.2 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 92 - 94)