2.2.1.1 Kinh nghiệm về khuyến nông trên thế giới
a) Trên thế giới, khuyến nông ra đời từ rất sớm, nó bắt nguồn từ những hoạt động nông nghiệp.
- Ở Mỹ: Năm 1843 đã xuất hiện hoạt động khuyến nông biểu hiện ở việc các giáo sư giảng dạy ở trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu xuống cơ sở để hướng dẫn, phổ biến KTTB mới giúp phát triển sản xuất nông nghiệp ở nông thôn (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2005).
- Ở Thái Lan: Năm 1967 chính phủ có quyết định chính thức về việc tổ chức hoạt động khuyến nông. Chính phủ Thái Lan đã rất chú trọng đầu tư mạnh về kinh phí và quan tâm nhiều đến các cán bộ khuyến nông do đó mà hoạt động khuyến nông đã diễn ra rất mạnh. (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2005).
- Ở Ấn Độ: Khuyến nông hình thành năm 1960, tổ chức và đào tạo theo các cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng, cấp huyện và cấp xã. Nhờ sự đóng góp của khuyến nông tạo nên sự thành công của 3 cuộc cách mạng: Cách mạng xanh là cuộc cách mạng về giống cây trồng, đặc biệt là lương thực: lúa nước, lúa cạn, ngô, khoai. Giải
quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho người dân. Cách mạng trắng là cuộc cách mạng sản xuất sữa bò, sữa trâu. Khuyến nông có vai trò trong vấn đề giải quyết đầu vào: vốn, giống, kĩ thuật chăn nuôi và đầu ra như: thu gom, tiêu thụ, chế biến. Cách mạng nâu là cuộc cách mạng sản xuất thịt xuất khẩu (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2005).
- Ở Trung Quốc: Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã xuất hiện từ khá lâu. Năm 1923 ở Trường Đại học Kim Lăng đã đảm trách công tác khuyến nông về phát triển bông, vải và đã có khoa khuyến nông. Năm 1928, viện Đại học nông nghiệp tỉnh Triết Giang thành lập khoa khuyến nông đảm trách triển khai công tác khuyến nông. Tuy nhiên mãi đến năm 1970 Trung Quốc mới thành lập tổ chức khuyến nông. Trung Quốc là quốc gia rất coi trọng việc xây dựng mô hình trình diễn, đưa cán bộ đi thực tế sản xuất, nằm vùng tại địa phương. Đến nay Trung Quốc có uỷ ban khuyến nông quốc gia - cục phổ cập kỹ thuật nông nghiệp, tỉnh có cục khuyến nông, dưới tỉnh có khuyến nông phân khu, cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã. Hoạt động khuyến nông của Trung Quốc rất phát triển, là nơi xuất khẩu khá nhiều mặt hàng nông sản. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất lúa lai, loại lúa cho năng xuất rất cao (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2005).
Qua việc tìm hiểu vài nét về hoạt động khuyến nông trên thế giới cho chúng ta thấy rằng công tác khuyến nông xuất hiện khá lâu. Tổ chức khuyến nông khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và cho thấy vai trò to lớn của công tác khuyến nông trong nông nghiệp.
b) Những điểm sáng trong công tác khuyến nông cần phải học tập
Trong công tác khuyến nông trên thế giới, ta thấy có những điểm sáng cần phải học tập như:
Khuyến nông ở Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ người nhưng nông nghiệp Trung Quốc không những cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn là quốc
gia xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản lớn sang các nước trên thế giới. Có được thành tích lớn như vậy, có phần đóng góp rất lớn của công tác khuyến nông. Trung tâm khuyến nông Trung Quốc chính thức được thành lập năm 1970. Chính Phủ Trung Quốc đã xác định « Ngành khuyến nông do các cơ quan nông nghiệp phụ trách, đặt tiêu chuẩn cải thiện phương pháp sản xuất nông nghiệp, gia tăng sản xuất, cải thiện tổ chức nông thôn và sinh hoạt nông thôn, phổ biến tri thức về khoa học nông nghiệp, thành lập các hợp tác xã nông dân sản xuất và tiêu thụ. Đến năm 2008, trên toàn nước Trung Quốc đã có hơn 48.500 tổ chức khuyến nông với hơn 317.000 cán bộ khuyến nông từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã, làng bản. Khuyến nông viên phối hợp hoạt động cùng với khoảng 400.000 tổ chức nông dân, với hơn 1 triệu nông dân là kỹ thuật viên và 6,6 triệu mô hình trình diễn của nông dân.
Khuyến nông viên trên khắp các vùng miền của Trung Quốc đã giúp nông dân hiểu được vai trò, trách nhiệm của họ dưới sự phát triển chung của nông nghiệp, xây dựng những hoạt động làng xã, tập đoàn thông qua những nhóm nông dân. Các khuyến nông viên giúp nông dân nâng cao trình độ canh tác, giúp họ hiểu được phải làm gì, làm khi nào và làm như thế nào? Có được những ảnh hưởng trên đó là nhờ Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông. Các cán bộ khuyến nông được tập trung về các Trung tâm đào tạo từ một đến hai tuần. Với đội ngũ cán bộ giảng viên chuyên nghiệp, tài liệu đào tạo bài bản, trang thiết bị hiện đại.
Khuyến nông ở Thái Lan
Thái Lan có 60% dân số sống bằng nghề nông. Hệ thống khuyến nông được thành lập từ năm 1967 đã đạt nhưng thành tựu đáng kể :
- Nhiều năm gần đây, Thái Lan là quốc gia đứng hàng thứ nhất về xuất khẩu gạo trên thế giới.
phát triển nuôi trồng thuỷ sản, Thái Lan cũng là một trong các nước chính xuất khẩu trái cây nhiệt đới trên thế giới.
Khuyến nông ở Thái Lan giúp nông dân lập kế hoạch sản xuất, lập hồ sơ xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn của thị trường, tư vấn cho nông dân khắc phục những khuyết điểm trong sản xuất. Khuyến nông ở Thái Lan chú trọng thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất.
Nghiên cứu khuyến nông trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau :
+ Khuyến nông là cần thiết đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, làm xã hội nông thôn cân bằng và bình đẳng.
+ Khuyến nông nên chú trọng thành lập các tổ chức khuyến nông cơ sở và tập trung hoạt động có hiệu quả từ tổ chức này để có thể xác định được đúng nhu cầu nông dân, nắm bắt được xu hướng phát triển phù hợp với địa phương.
+ Khuyến nông nên cung cấp nhiều dịch vụ theo hợp đồng từ hướng dẫn kỹ thuật đến khâu tiêu thụ.
+ Khuyến nông cần phải để cộng đồng tham gia và làm chủ nhân trong các hoạt động khuyến nông.
2.1.1.2 Kinh nghiệm, bài học về sự tham gia của người dân trong hoạt động khuyến nông trên thế giới
Phương thức tiếp cận có sự tham gia được hình thành và sử dụng từ những năm 1970 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tìm hiểu tính toàn diện của một vấn đề, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển (Mayoux, October 2006 version).
Hội nghị thế giới về cải cách nông nghiệp và phát triển nông thôn (WCARRD), tổ chức bởi FAO tại Rome vào năm 1979, đã đưa ra ưu điểm của cách tiếp cận có sự tham gia. Ví dụ nổi bật của sự tham gia bao gồm các dự án phát
triển hộ nông dân nhỏ ở Nepal và Bangladesh, hội nông dân ở Nhật Bản, phong trào Sarvodaya Shramada ở Srilanka, Hiệp hội nông dân ở Ethiopia. Dự án giáo dục cấp làng cơ sở ở Guatemala. Tổ chức quản lý kiến thức bản địa Turkana ở Kenya, Dự án Puebla ở mexico và các đội địa phương ở nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trong một bài báo gần đây Chambes (1985, trang 13) đã đề cập đến cách tiếp cận này như là “nông dân-trước tiên-và mô hình sau cùng” [W.D.Maalouf, 2005].