- Bình quân số người tham
ĐVT:% Chỉ tiêu SL QMTT (n=20) CC (%) SL QM hộ (n=40) CC (%) Tổng số
Chỉ tiêu SLQMTT (n=20)CC (%) SLQM hộ (n=40)CC (%) Tổng số 1.Số chủ hộ hiểu biết về MHTD 18 90,00 36 90,00 90,00 2. Số hộ tham gia MHTD - Trồng trọt 11 55,00 19 47,50 51,25 - Chăn nuôi 9 45,00 20 50,00 47,50 - Thủy sản 0 0 1 2,500 0.5 3. Mục đích tham gia MHTD - Do cán bộ khuyến nông vận động 15 75,00 24 60,00 67,50 - Do được phân bổ 4 20,00 9 22,50 21,25 - Do đăng ký 1 5,00 7 17,50 11,25
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)
Nhờ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin khác nhau nên ngày càng nhiều hộ nông dân có cơ hội tìm hiểu và trực tiếp xây dựng các mô hình khuyến nông. Theo kết quả điều tra năm 2013 có tới 86,4% số hộ hiểu biết về mô hình trình diễn. Đây
cũng là tình trạng chung của cả nước vì nguồn kinh phí có hạn. Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Cũng như tập huấn khuyến nông, trong số các hộ tham gia mô hình trình diễn có tới trên 80% là phân bổ và vận động, còn lại chỉ 20,3% là do đăng ký. Điều này cho thấy người dân vẫn rất bị động trong việc tiếp nhận TBKT, tham gia xây dựng MHTD.
Để nâng cao sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông thì việc họ có biết đến các hoạt động khuyến nông trên địa phương hay nguồn tiếp cận thông tin của họ là gì là vấn đề rất quan trọng. Những hoạt động khuyến nông diễn ra mạnh thì thường được người dân biết đến nhiều nhất và khi đã biết đến thì họ sẽ quan tâm đến nó, để ý đến nó nhiều hơn.
4.2.1.3 Khả năng tiếp cận thông tin khuyến nông
Ngoài khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông như tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, thành lập câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích, thông tin khuyến nông cũng là cách tiếp cận khác để kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân nhiều nhất.
Thông tin khuyến nông là phương pháp sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: đài, tivi, sách, áp phích…để cung cấp những thông tin cần thiết cho nông dân tại cùng một thời điểm. Hình thức này cung cấp cho nông dân những nhận thức mới và tạo sự chú ý quan tâm của họ về một TBKT mới nào đó, thông báo kịp thời về một loại dịch bệnh và cung cấp những biện pháp phòng ngừa, chia sẻ những kinh nghiệm của những nông dân làm ăn giỏi với những nông dân khác trong cộng đồng.
Với những nhận biết về các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã, một câu hỏi được đặt ra là họ tiếp cận nguồn thông tin khoa học kỹ thuật chủ yếu từ đâu?
TT Nguồn tiếp nhận
Nông dân
QM TT (n=20) QM hộ (n=40)
SL CC (%) SL CC (%)
1 Từ khuyến nông 16 80,00 26 65,00
2 Từ tivi, sách, báo, đài 14 70,00 30 75,00
3 Họ hàng, làng xóm 18 90,00 34 85,00
4 Nguồn khác 12 60,00 16 40,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ nông dân năm 2013)
Qua bảng 4.9 ta thấy, các hộ có QMTT tiếp nhận thông tin KHKT từ khuyến nông cao hơn các hộ khác. Nguồn tiếp nhận thông tin KHKT của người dân khá đa dạng, khuyến nông cũng góp một phần không nhỏ vào việc đưa thông tin KHKT tới người nông dân đặc biệt là những hộ QMTT.
Tìm hiểu chúng tôi thấy người dân không có thói quen đọc tài liệu khuyến nông do Trạm cung cấp như tài liệu phát tay, tờ rơi, sách báo kỹ thuật… rất ít hộ được hỏi trả lời là thường xuyên đọc tài liệu. Lý do, theo các hộ nông dân thì việc đọc tài liệu khó hơn việc trực tiếp nghe người khác hoặc trực tiếp được. Người dân thường thích được nhận thông tin trực tiếp từ CBKN và qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, tivi hay những người xung quanh hơn. Tuy nhiên trên các phương tiện đại chúng như tivi, phim, video, đài chúng đòi hỏi phải có chuyên gia mới làm được. Không phải người cán bộ khuyến nông nào cũng có thể làm được. Lúc này đòi hỏi người CBKN phải biết phát huy tác dụng của chúng bằng nhiều cách, ví dụ như ghi âm lại một số chương trình phát thanh nông thôn rồi mở lại cho bà con nghe…Bên cạnh đó thì trạm cũng cần chuẩn bị nhiều bài nói trên loa, thông báo giờ phát để người dân chủ động cho việc tiếp nhận thông tin.