VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1 Hoạt động của trạm khuyến nông
a) Hệ thống tổ chức
Theo quyết định số 1201-QĐ/UB của UBNN tỉnh Thanh Hóa về tổ chức KNVCS
mạng lưới KNVCS chính thức được công nhận và đi vào hoạt động. Trạm khuyến nông huyện Như Thanh chịu sự quản lý hành chính của UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn trng tâm KN tinh Thanh Hóa
b) Cơ cấu của trạm
Biến chế cán bộ Trạm 06 người: 01 trạm trưởng, 01 trạm phó, 01 kế toán, 03 cán bộ chuyên môn.
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của trạm khuyến nông huyện NHƯ THANH
Trạm trưởng
Trạm phó
CB Chăn nuôi CB Lâm nghiệp CB Kế toán CB Trồng trọt
c)Nguồn lực của trạm
Bảng 4.1 Nguồn nhân lực của Trạm khuyến nông huyện Như Thanh năm 2013
Chỉ tiêu CBKN của trạm KNV cơ sở
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 7 100.00 25 100.00 1. Trình độ đào tạo - Đại học 5 71,42 24 96,00 - Cao đẳng 0 0 1 4,00 - Trung cấp 2 28,57 0 0 2. Chuyên ngành đào tạo - Chăn nuôi- thú y 3 42,85 3 12,00 - Trồng trọt 1 14,28 8 32,00 - Kinh tế NN 1 14,28 5 20,00 - Lâm nghiệp 2 28,57 8 32,00 - Thủy sản 0 0 0 0 - Khuyến nông 0 0 1 4,00 - Khác 0 0 0 0 3. Giới tính - Cán bộ nam 3 42,85 10 4,00 - Cán bộ nữ 4 57,14 15 6,00 4. Số năm công tác - Dưới 5 năm 1 14,28 5 2,00 - Từ 5 đến 10 năm 2 28,57 12 48,00 - Trên 10 năm 4 57,14 8 32,00
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Như Thanh
+Trạm trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của trạm và một số công việc cụ thể khác như: xây dựng công tác hàng tuần, hàng tháng, chỉ đạo xây dựng mô hình của tỉnh, huyện hỗ trợ; xây dựng hệ thống tổ chức khuyến nông xã, xóm…
+Trạm phó: Giúp trưởng trạm điều hành kiểm tra đôn đốc công việc chung, chịu trách nhiệm một số nhiệm vụ cụ thể khác.
+Các thành viên khác: Chịu sự điều hành của phó trạm, nhận chỉ đạo các mô hình thuộc các lĩnh vực do mỗi cán bộ thuộc chuyên ngành đó điều hành.
d) Hình thức chuyển giao kỹ thuật
Với hệ thống tổ chức được kiện toàn đến tất cả các xã, Trạm khuyến nông đã tham gia rất nhiều hoạt động như: chỉ đạo sản xuất, tập huấn kỹ thuật, xây dựng MHTD, tổ chức tham quan, hội thảo, tuyên truyền khuyến cáo… Tất cả các hoạt động mà Trạm khuyến nông thực hiện đều nhằm mục đích cơ bản là đưa TBKT đến người dân. Trạm khuyến nông tiến hành chuyển giao các TBKT tới người dân bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào từng TBKT mới và được thể hiện qua sơ đồ 4.2.
Sơ đồ 4.2 Hình thức chuyển giao KTTB đến với người dân
Trước hết, những KTTB được tiếp nhận từ các nguồn khác nhau: Trung tâm khuyến nông tỉnh, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Chi cục thủy sản, trại giống và một số nguồn khác. Sau đó được Trạm xây dựng kế hoạch thực hiện tới các địa phương, cách chuyển giao thông thường của Trạm là chuyển giao tới các cán bộ KNV cơ sở và từ các KNV cơ sở những kỹ thuật tiến bộ sẽ được chuyển giao tới người dân. Ngoài ra Trạm còn trực tiếp chuyển giao tới các địa phương bằng 3 phương pháp chủ
Xây dựng MHTD CLB khuyến nông Trạm Khuyến nông KNV cơ sở Phương tiện truyền thông Tập huấn kỹ thuật, tham quan, hội thảo
Các hội đoàn thể Nông dân sản xuất giỏi
Nông dân TBKT mới, giống mới
yếu là: tập huấn kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn, mỗi phương pháp có cách chuyển giao khác nhau.
- Tập huấn kỹ thuật: Khi có các chương trình đưa các giống cây con mới vào sản xuất hay kỹ thuật sản xuất mới, Trạm khuyến nông sẽ cử cán bộ kỹ thuật của Trạm hoặc cán bộ KNV cơ sở tổ chức tập huấn cho nông dân. Để tổ chức các lớp tập huấn thì các cán bộ KNV cơ sở phải thông qua UBND xã (đối với các lớp tập huấn tổ chức trên quy mô xã) hoặc phối hợp với các chủ nhiệm HTX nông nghiệp, trưởng thôn hoặc trưởng hội các đoàn thể để tổ chức. Ngoài ra, Trạm thường tổ chức các buổi tập huấn cho người dân kết hợp với các buổi hội thảo đầu bờ, với phương pháp thực hành nhiều hơn lý thuyết, đã giúp người dân tiếp thu TBKT mới một cách hiệu quả nhất, giúp họ thấy được lợi ích, hiệu quả nó mang lại.
- Xây dựng mô hình trình diễn: Đây là phương pháp được Trạm sử dụng rất phổ biến, các mô hình được Trạm triển khai theo phương thức: Trạm phân bổ mô hình về các xã dựa trên điều kiện của từng địa phương, các KNV cơ sở sẽ phối hợp với địa phương tổ chức MHTD, lựa chọn địa điểm và các hộ nông dân tham gia mô hình, họ là những hộ sản xuất khá, có đủ điều kiện tham gia mô hình, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và sẵn sàng chuyển giao, phổ biến TBKT mới cho các hộ nông dân xung quanh có nhu cầu tìm hiểu, làm theo. Trạm khuyến nông cùng KNV cơ sở và địa phương sẽ cùng phối hợp trong quá trình triển khai, giám sát, đánh giá mô hình. Khi áp dụng phương pháp trên, TBKT sẽ được chuyển giao thông qua các câu lạc bộ khuyến nông, các hội, đoàn thể, các nhóm nông dân và nông dân sản xuất giỏi, và sau đó sẽ chuyển giao tới người dân mở rộng sản xuất đại trà.
- Thông tin đại chúng: Phương pháp thông tin đại chúng: đài phát thanh huyện, trạm phát thanh xã, loa phóng thanh của thôn là công cụ chủ yếu và hiệu quả nhất trong công tác thông tin truyền thông khuyến nông đến với người nông dân: lịch mùa vụ, lịch phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh trong chăn nuôi, các gương nông dân sản xuất giỏi... Trên thực tế Trạm khuyến nông không sử dụng riêng rẽ từng phương pháp trên, Trạm thường sử dụng phối hợp giữa các phương pháp. Vì
mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nên nếu sử dụng một phương pháp riêng sẽ không thể chuyển tải đầy đủ KTTB mới cho nông dân, hiệu quả truyền đạt sẽ không cao.
Tùy thuộc vào từng TBKT mà Trạm khuyến nông sử dụng các phương pháp khác nhau. Ví như việc xây dựng MHTD phải kết hợp đồng thời giữa thông tin tuyên truyền với tập huấn để giới thiệu hướng dẫn, xây dựng, triển khai thực hiện mô hình, khi kết thúc mô hình phải tổ chức tham quan hội thảo để người dân thấy được kết quả của mô hình, ưu nhược điểm hay chính là đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại.
Tuy nhiên với phương pháp tiếp cận từ trên xuống thì những TBKT chuyển giao đến người nông dân được thực hiện theo hình thức “một chiều”,nghĩa là kinh phí được cấp từ trên xuống và mọi nội dung, quy mô hoạt động phụ thuộc vào mục tiêu và lượng kinh phí được cấp. Nhận thấy những hạn chế đó, Trạm khuyến nông huyện đã có những cải tiến mới trong phương pháp tiếp cận khuyến nông đó là sử dụng phương pháp khuyến nông có sự tham gia. Cán bộ KNV cơ sở phối hợp cùng với CLBKN, các đoàn hội tổng hợp những nhu cầu hay khó khăn đề xuất lên trên thông qua những buổi họp thôn, gặp mặt nông dân, sau đó CLBKN đứng ra đại diện cho bà con mời cán bộ đến tập huấn cho nông dân hoặc thay mặt nông dân kí kết hợp đồng với công ty sau thu hoạch.
d) Nội dung hoạt động của Trạm
Bảng 4.2 Mức độ hoạt động của Trạm khuyến nông phân theo lĩnh vực
STT Nội dung Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản
1 Tập huấn kỹ thuật +++ ++ + 2 Xây dựng mô hình +++ ++ + 3 Tham quan +++ + + 4 Hội thảo ++ + + 5 Tuyên truyền +++ ++ + 6 Xây dựng CLB KN + + + 7 Tư vấn, dịch vụ + + +
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện NHƯ THANH,năm 2013
Trong đó: +++ Mức độ hoạt động mạnh ++ Mức độ hoạt động trung bình + Mức độ hoạt động yếu
Qua bảng 4.2 ta thấy hoạt động của trạm khuyến nông huyện khá phong phú và đa dạng, hoạt động của Trạm trên tất cả các lĩnh vực nhưng chủ yếu là trên ba ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, trong đó ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
Hoạt động xây dựng CLB KN của trạm tại các xã chưa mạnh, đứng đầu thường là các trưởng CLB làm nhiệm vụ đại diện cho người dân đứng ra ký kết hợp đồng với các công ty bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, động viên người dân tham gia hoạt động khuyến nông khi có kỹ thuật tiến bộ mới, tổng kết nhu cầu của người dân, cùng tham gia bàn bạc ý kiến cùng người dân…Bên cạnh đó thì hoạt động tư vấn, dịch vụ của Trạm cũng chưa phát triển mạnh. Các hoạt động của Trạm chủ yếu vẫn là về mặt kỹ thuật, các hoạt động khác như thông tin về kinh tế, thông tin về thị trường chưa được chú ý nhiều.
Bảng 4.3 Đối tượng tham gia của hoạt động khuyến nông
STT Nội dung Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản
a) KNVCS +++ ++ ++
b) Cán bộ thôn, xã +++ ++ +
c) Hộ có QMTT ++ +++ +
d) Hộ có QM hộ ++ + +
e) Đối tượng khác + ++ +
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện NHƯ THANH,năm 2013
Trong đó: +++ Mức độ hoạt động mạnh ++ Mức độ hoạt động trung bình + Mức độ hoạt động yếu
Qua bảng 4.3 ta thấy đối tượng tham gia vào các hoạt động khuyến nông của trạm chủ yếu là KNVCS, các hộ có QMTT tham gia thường xuyên trong lĩnh vực trồng trọt , lĩnh vực thủy sản sự tham gia của các đối tượng rất ít do thủy sản vẫn chưa được quan tâm như trồng trọt và chăn nuôi.
d) Hình thức chuyển giao kỹ thuật
Các hình thức chuyển giao KTTB từ trậm tới hộ nông dân thể hiện qua sơ đồ 4.2. Qua sơ đồ ta thấy cầu nối cơ bản giữa việc chuyển giao KTTB của trạm khuyến nông tới người dân là KNVCS. Đội ngũ KNVCS cũng là người trực tiếp thử nghiệm và làm theo thao tác KTTB này để người dân nhìn vào đấy mà làm theo.
Các KTTB được chuyển giao tới bà con nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng hình thức chuyển giao thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật vẫn là phổ biến nhất.
e) Tình hình sử dụng kinh phí
Kinh phí là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động khuyến nông. Kinh phí dùng để trả cho các hoạt động đào tạo tập huấn, hội thảo, tham quan, xây dựng mô hình trình diễn…Nguồn kinh phí dùng cho hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Như Thanh do 2 nguồn cấp: từ trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa và từ ngân sách huyện, tình hình sử dụng nguồn kinh phí của trạm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng nguồn kinh phí của trạm qua 3 năm 2011-2013
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Như Thanh, năm 2011, 2012, 2013)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh% Giá trị (1000đ) CC(%) Giá trị (1000đ) CC(%) Giá trị (1000đ) CC(%) 12/11 13/12 BQ A. Tổng nguồn kinh phí 305642 100,00 458964 100,00 663686 100,00 150.16 144.60 294.76 1. Trung ương tỉnh cấp 86584.6 28.32 93625 20.40 115628 17.42 108.13 123.50 115.81 2. Ngân sách huyện cấp 219057.4 71.67 365339 79.60 548058 82.57 166.77 150.01 113.39 B. Tình hình sử dụng 305642 100,00 458964 100,00 663686 100,00 150.16 144.60 147.38 1. Dùng cho tập huấn kỹ thuật 56011 18.32 86525 18.85 166356 25.06 154.47 192.26 173.65 2. Dùng cho xây dựng mô hình 96583 31.60 112568 24.52 116369 17.53 116.55 103.37 109.96 3. Dùng cho thông tin tuyên truyền 14000 4.58 15000 3.26 16000 2.41 107.14 106.66 106.90 3. Dùng cho tham quan, hội thảo
6636 2.17 8256 1.80 112156 16.89 124.41
1358.4
7 741.04
4. Chi thanh toán cá nhân 130412 42.66 234615 51.11 250805 37.78 179.90 106.90 143.40
Qua bảng 4.3 ta thấy, nguồn kinh phí do trung tâm khuyến nông của tỉnh Thanh Hóa và từ ngân sách huyện trong những năm qua không ngừng tăng lên qua 3 năm nguồn kinh phí do tỉnh cấp tăng 115.81% từ 86.5846 triệu đồng năm 2011 tăng lên 115,628 triệu đồng năm 2013. Nguồn ngân sách huyện cấp cũng tăng lên từ 219,057 triệu đồng năm 2011 lên 548,058 triệu đồng năm 2013, bình quân qua 3 năm tăng 13,39%.