Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 39 - 41)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí, địa hình

Huyện Như Thanh có diện tích tự nhiên 58.694 ha, dân số 85.555 người (số liệu điều tra 01/04/2009), với 195 thôn, 17 xã, thị trấn.

Trên bản đồ Thanh Hóa, huyện Như Thanh nằm về phía tây nam. Từ trung tâm Huyện (thị trấn Bến Sung) đến thành phố Thanh Hóa khoảng 40km.

Vị trí trên bản đồ:

- 105020’đến 105040’ kinh độ Đông -19000 đến 19040 vĩ độ Bắc

• Phía Đông giáp với huyện Nông Cống, Tĩnh Gia.

• Phía Tây giáp với các huyện Như Xuân, Thường Xuân.

• Phía Nam giáp với các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An. • Phía Bắc giáp với Triệu Sơn

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24, 9oC, với nhiệt độ này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, luân canh tăng vụ.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 70-80%. Mùa mưa chủ yếu kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Để chủ động phát triển nông nghiệp cần chủ động tưới, tiêu hợp lý hạn chế tình trạng úng lụt, hạn hán xảy và có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 84% phân bố không đều theo các mùa trong năm. Vào mùa khô độ ẩm không khí thấp, mưa ít hạn chế khả năng sinh

trưởng của cây trồng; mùa mưa ẩm độ không khí cao, mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bọ hại cây trồng phát triển. Số giời nắng trung bình 1.670 giờ và cũng phân bố không đều theo các tháng.

(Nguồn: Phòng khí tượng thủy văn huyện Như Thanh) 3.1.1.3 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Phần đất nông nghiệp của huyện chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 92,48% diện tích đất nông nghiệp nhưng có xu hướng giảm qua các năm với các loại cây lương thực ngắn ngày như lúa, lạc, đậu tương và các loại cây vụ đông. Đất mặt nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản trong cơ cấu đất nông nghiệp tăng từ 7,46% năm 2007 lên 9,35% năm 2013 là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện từ đất trũng trồng lúa năng suất kém sang nuôi trồng thuỷ sản.

Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất huyện Như Thanh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

DT CC DT CC DT CC 12/11 13/12 BQ

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)

Tổng DTTN 12738,64 100 12738,64 100 12738,64 100 100 100 100,00 1. Đất NN 7913,83 62,12 7867,04 61,76 7811,2 61,32 99,41 99,29 99,35 1.1 Đất SXNN 7318,36 92,48 6611,72 84,0 4 6553,29 83,9 99,41 99,12 94,63 - Đất trồng cây hàng năm 7240,65 98,9 4 6534,18 98,83 6475,15 98,81 90,24 99,09 94,57 - Đất trồng cây lâu năm 77,71 1,06 77,54 1,17 78,14 1,19 99,78 100,77 100,28 1.2 Đất NTTS 590,18 7,46 731,19 9,29 730,11 9,35 101,03 99,85 111,22 2. Đất phi NN 4523,17 35,51 4569,96 35,87 4628,9 36,3

4 101,03 101,29 101,163. Đất chưa sử dụng 301,64 2,37 301,64 2,37 298,54 2,34 100 98,97 99,48 3. Đất chưa sử dụng 301,64 2,37 301,64 2,37 298,54 2,34 100 98,97 99,48

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Như Thanh năm 2013)

Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện của huyện chiếm tỷ trọng khá lớn 61,32% (năm 2013) hơn ½ tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Điều đó tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp huyện phát triển. Bên cạnh đó phần

diện tích đất phi nông nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ 4.628,9 ha (năm 2013) tương đương 36,34%. Diện tích đất chưa được sử dụng rất ít chỉ chiếm có 2,34% (năm 2013). Như vậy, huyện Như Thanh đã biết tận dụng tiềm năng đất đai của mình, dành đất cho phát triển các ngành phi nông nghiệp nhưng đất giành cho nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông khuyến nông huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa (Trang 39 - 41)