Kiến nghị, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 133 - 135)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

3.2. Kiến nghị, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án

đề án

3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa của việc sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

3.2.2. Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Nghiên cứu cơ chế thuê các tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp để tư vấn, thẩm định đầu tư các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

3.2.3. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Tiếp tục hiện đại hóa, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp. Kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Với định hướng phát triển hệ thống CNTT bao phủ các hoạt động nghiệp vụ, Ngành BHXH tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí xác định cấp độ 4 về đảm bảo an toàn theo cấp độ quy định tại Nghị định 85/NĐ-CP phục vụ quản lý các nghiệp vụ BHXH và triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, trong đó tiếp tục cập nhật mã số và đồng bộ thông tin định danh người tham gia; quản lý dữ liệu thu nộp BHXH, dữ liệu chi trả BHXH, quá trình hưởng và quá trình tham gia, thông tin đơn vị tham gia BHXH… Xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu toàn Ngành. Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam sẽ đề xuất các “hành lang” pháp lý cần thiết và tiến hành liên thông, cung cấp thông tin, dữ liệu với các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp nhằm góp phần vào việc xây dựng BHXH điện tử trên nền số hóa toàn diện. Đồng thời, trên cơ sở ứng dụng CNTT những năm vừa qua, Ngành BHXH đang khẩn trương xây dựng hệ sinh thái 4.0 Ngành BHXH phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ: dịch vụ tin nhắn (SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; Ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia, cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT và dự tính mức hưởng nhằm phục vụ người dân tốt hơn); Phân tích, khai thác được lượng dữ liệu khổng lồ của Ngành trên BIGDATA; Thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4. BHXH Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước; các hệ thống đều được xây dựng liên thông, hiện đại với công nghệ mới nhất, thay đổi lớn về phương thức quản lý cho Ngành BHXH trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ theo hướng tập trung, nhanh chóng, chính xác; hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững. Để đảm bảo an toàn cấp độ 4 cho các hệ thống thông tin ngành BHXH hiện có và đang xây dựng trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện xây dựng và bổ sung các giải pháp bảo

đảm an toàn thông tin một cách tổng thể, đồng bộ, tập trung trong việc đầu tư các giải pháp bảo vệ, có sự dùng chung, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, hiệu quả.

3.2.4. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3.2.5. Sắp xếp số lượng lãnh đạo cấp phó của đơn vị hợp nhất thuộc Ngành Bảo hiểm xã hội, không vượt quá tổng số lãnh đạo cấp phó hiện có của các đơn vị thành viên; chậm nhất sau 3 năm kể từ khi cấp có thẩm quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất đơn vị thì số lượng cấp phó của các đơn vị mới bảo đảm đúng theo quy định.

3.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của Đề án

Trong nội dung nghiên cứu Đề án, trên cơ sở đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành BHXH, Ban Soạn thảo Đề án đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học tiếp theo của Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bổ sung chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cho BHXH Việt Nam, cụ thể:

- Bổ sung cho Ngành BHXH chức năng thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và chức năng, nhiệm vụ khởi kiện ra Tòa án các đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN.

- Bổ sung cho BHXH Việt Nam thẩm quyền, trách nhiệm trình Chính phủ việc mở rộng hình thức đầu tư để tăng hiệu quả đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w