Kinh nghiệm của một số nước khu vực châ uÁ

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 88 - 93)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1.7.2.Kinh nghiệm của một số nước khu vực châ uÁ

2. Phạm vi nghiên cứu

1.7.2.Kinh nghiệm của một số nước khu vực châ uÁ

1.7.2.1. Mô hình Trung Quốc

Việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống thực hiện BHXH Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh sự gia tăng đối tượng và khống chế của biên chế nhân lực cùng sự hạn chế về nguồn lực chi cho hoạt động quản lý.

Tính đến cuối năm 2013, Trung Quốc có 322 triệu người tham gia BHXH, 573 triệu người tham gia BHYT, 164 triệu người tham gia BHTN. Hệ thống này có 8.383 văn phòng và chi nhánh với 177.000 nhân viên.

- BHXH Trung ương - BHXH cấp tỉnh

- BHXH cấp quận/huyện

Đây là hệ thống cơ quan Chính phủ có nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH với các chức năng: Thu, chi, quản lý quỹ, lưu trữ hồ sơ, nay chuyển sang dịch vụ công trong lĩnh vực BHXH, nhưng hoạt động chịu sự điều chỉnh, quản lý theo các quy định như đối với cơ quan nhà nước. Cán bộ lãnh đạo và nhân viên được hưởng chế độ như công chức nhà nước. Tất cả các chi phí hành chính được cấp như các cơ quan chính phủ khác từ nguồn ngân sách nhà nước.

Thách thức của hệ thống này: Thiếu nhân lực do đối tượng tham gia tăng quá nhanh, trong 14 năm số đối tượng tăng 830% trong khi nhân lực chỉ tăng 140%; Chi phí quản lý tính theo đối tượng tham gia quá thấp, khoảng 1.5% USD/người tham gia trong khi chi phí này tại Châu Âu là 20 USD.

Cải cách mô hình thực hiện BHXH Trung Quốc:

- Hướng đến là tổ chức độc lập gồm hai cấp: Trung ương và khu vực với chức năng, nhiệm vụ thống nhất;

- Nhân lực đáp ứng gia tăng nhanh của đối tượng;

- Chi phí bộ máy trích từ nguồn quỹ BHXH, để đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân đặc biệt là cần tăng cường hệ thống cơ sở vật chất cho tuyến dưới.

Tuyến dưới gồm 6 văn phòng khu vực quản lý 50 chi nhánh, 1 trung tâm phát triển nhân lực và 3 Trung tâm dịch vụ khách hàng, 10 bệnh viện của cơ quan bảo hiểm và 3 viện (Viện nghiên cứu về phúc lợi lao động, Viện nghiên cứu về bệnh phổi nghề nghiệp và Viện nghiên cứu phục hồi chức năng):

1.7.2.3. Mô hình Đài Loan

Tổ chức thực hiện BHXH Đài Loan bao gồm 7.624 đơn vị, tổ chức, phòng ban được chia thành 3 cấp:

Cấp Số lượng Tỉ lệ

Trung ương 1.059 vụ, cục, trung tâm, phòng ban 19,9%

Tỉnh 2.513 phòng ban, trung tâm 30,3%

Quận, huyện 2.838 tổ, đơn vị 37,2%

Thành phố lớn 1.057 13,9%

1.7.2.4. Mô hình Singapore

Hệ thống này chỉ bao gồm văn phòng trung ương và văn phòng chi nhánh. Về nhân sự:

- Phó Tổng Giám đốc 1 phụ trách tài chính và các đơn vị sau: Thu, kế hoạch tài chính, đầu tư và pháp chế bao gồm cả thanh tra và khởi kiện;

- Phó Tổng Giám đốc 2 phụ trách phục vụ khách hàng bao gồm các đơn vị sau: Cơ quan và lao động tự doanh, quản lý tài khoản của người tham gia, chính sách nhà ở, y tế, hưu trí và quan hệ khách hàng;

- Phó Tổng Giám đốc 3 phụ trách công nghệ bao gồm các đơn vị sau: Dịch vụ số, ứng dụng kinh doanh; hệ thống thông tin và vận hành; các dự án công nghệ thông tin và kết nối với các đơn vị bên ngoài;

- Phó Tổng Giám đốc 4 phụ trách chính sách và phát triển hệ thống bao gồm các đơn vị: Chiến lược phát triển quỹ và quản lý rủi ro, truyền thông, quản lý nhân lực; chính sách, thống kê và nghiên cứu khoa học.

1.7.2.5. Mô hình Malaysia

Mô hình tổ chức Quỹ Dự phòng cho người lao động (EPF) Malaysia:

- Mô hình này gồm có văn phòng Trung ương với đầy đủ các bộ phận và văn phòng chi nhánh tại các địa phương.

- Hội đồng quản lý với đại diện từ các cơ quan quản lý nhà nước, đại điện người lao động, đoàn thể các cơ quan nghiên cứu. Hội đồng quản lý quản lý trực tiếp kiểm toán nội bộ và hội đồng quản lý rủi ro đầu tư.

- Tổng Giám đốc điều hành theo ủy quyền của hội đồng quản lý trực tiếp với 4 mảng công việc: Thực thi chuyên môn và hành chính bao gồm cả chi nhánh tại các địa phương, đầu tư, xây dựng chiến lược phát triển và tài chính kế toán.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 88 - 93)