Kinh nghiệm của một số nước khu vực châu Âu

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 86 - 88)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

1.7.1. Kinh nghiệm của một số nước khu vực châu Âu

1.7.1.1. Mô hình Na Uy

Na Uy tiến hành hợp nhất các cơ quan an sinh xã hội - chi trả và quản lý hưu trí với lao động và việc làm theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hợp nhất hai cơ quan quản lý hưu trí với lao động việc làm và thống nhất quy trình một cửa; 93% lãnh đạo được cơ quan trung ương cử. Bài học cho thấy mô hình hợp nhất tại chỗ ở các thành phố lớn, lãnh đạo đơn vị bị sát nhập thành cấp phó của đơn vị mới không đạt được mục tiêu tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động thậm chí còn làm cho hoạt động khó khăn hơn (Tom Christensen, 2011, tr.14).

Giai đoạn 2: Năm 2008, thành lập các văn phòng ASXH khu vực, chuyển toàn bộ cán bộ từ các văn phòng địa phương lên văn phòng khu vực. Văn phòng khu vực không trực thuộc văn phòng tỉnh mà trực thuộc văn phòng trung ương. Hệ thống chuyển từ hệ thống dọc sang hệ thống ngang với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin. Các bộ phận trợ giúp như pháp chế - xử lý khiếu kiện, hỗ trợ điều hành được cơ cấu trong văn phòng khu vực. Các văn phòng khu vực được sắp xếp phù hợp với cơ cấu hành chính của các hạt quản lý hành chính địa phương. Nhiệm vụ của các văn phòng địa phương chỉ còn là tuyên truyền, tiếp nhận hồ sơ, theo dõi thực hiện các quyết định trong khi văn phòng khu vực thực hiện chức năng chính là giải quyết chế độ và chi trả.

Nguyên tắc thực hiện cải cách hệ thống tổ chức an sinh xã hội Na Uy là: Bên cạnh dựa vào quy luật lợi thế nhờ quy mô, hệ thống này còn dựa trên lý luận về sử dụng bố trí chuyên gia sâu trong từng lĩnh vực ở các văn phòng khu vực để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong giải quyết công việc cũng như đảm bảo công bằng, tránh sai sót trong giải quyết xử lý chế độ. Việc tái cơ

cấu tổ chức bộ máy cũng là cơ hội cho các nhà quản lý xác định các dịch vụ cần thuê ngoài nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí quản lý bộ máy.

1.7.1.2. Mô hình Thụy Điển

Hệ thống tổ chức của Thụy Điển rất chặt chẽ và chia thành 2 loại hình thu: Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH địa phương trong khi chủ sử dụng lao động và lao động tự hành nghề đóng qua cơ quan thuế, cơ quan thuế thu hộ và chuyển vào quỹ BHXH.

1.7.1.3. Mô hình Cộng hòa Sip

Hệ thống BHXH của Cộng hòa Sip bao gồm 257 văn phòng và 149 văn phòng chi nhánh được bố trí ở tất cả các tuyến theo hệ thống hành chính bao gồm Văn phòng trung ương với 8 Giám đốc điều hành lĩnh vực và 41 trợ lý. Văn phòng khu vực gồm 6 khu vực chính tại Nicosia, Limassol, Larnaca, Pafos và Ammochostos (nằm ở Paralimni) và 9 chi nhánh tại Nicosia, Limassol and Larnaca.

1.7.1.4. Mô hình Đức

Mô hình tổ chức thực hiện an sinh xã hội tại Đức thực hiện theo nguyên tắc: Một là Nhà nước đảm bảo rất nhiều chế độ chung, thường thông qua địa phương và hai là sự tham gia tích cực của các tổ chức thiện nguyện. Do vậy, hệ thống an sinh xã hội Đức thường được đặc trưng hóa bằng 3 nguyên tắc: Tương trợ, bao cấp và phân cấp trách nhiệm. Cơ chế thực hiện theo luật pháp liên bang và các quy định cụ thể của các tiểu bang, đặc biệt là với nguồn tài chính tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện. Với các các nhóm dân cư nghèo thì thực hiện ba nguyên tắc tương trợ, bao cấp và phân cấp trách nhiệm dựa trên luật pháp liên bang và những quy định cụ thể tại địa phương do cơ quan địa phương hoặc văn phòng khu vực thực hiện.

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w