Kết quả đúc rút sau khi nghiên cứu mô hình quốc tế đối với tổ chức bộ

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 93 - 97)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1.7.3.Kết quả đúc rút sau khi nghiên cứu mô hình quốc tế đối với tổ chức bộ

2. Phạm vi nghiên cứu

1.7.3.Kết quả đúc rút sau khi nghiên cứu mô hình quốc tế đối với tổ chức bộ

chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở Việt Nam

Trên cơ sở tổng kết mô hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN đang thực hiện trên thế giới, có thể đúc rút một số kết quả đối với mô hình tổ chức của BHXH Việt Nam:

1.7.3.1. Không có một mô hình tổ chức nào có thể áp dụng thống nhất cho tất cả các quốc gia, thậm chí ngay cùng một quốc gia bởi mô hình tổ chức phụ thuộc vào thể chế chính trị, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy Chính phủ của từng quốc gia cũng như nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng. Mô hình tổ chức an sinh xã hội còn phụ thuộc vào trình độ phát triển, năng lực quản trị công, thậm chí cả thị trường tài chính của quốc gia đó. Cải cách hệ thống tổ chức không có nghĩa là chỉ sáp nhập các cơ quan, hoặc các tổ chức có chức năng tương tự mà còn là việc thành lập những cơ quan mới để xử lý các chức năng, nhiệm vụ mới. Việc cải cách phải gắn chặt với chiến lược phát triển hệ thống hoặc nhiệm vụ của hệ thống.

Việc nghiên cứu các hệ thống BHXH của một số nước cho thấy có ba mô hình tổ chức thực hiện an sinh xã hội:

Một là, hệ thống có hệ thống an sinh xã hội gắn với quản lý hành chính địa phương (Trung Quốc, Đài Loan) và khá giống với mô hình hiện nay mà chúng ta đang có bao gồm: Văn phòng Trung ương; Văn phòng tỉnh hoặc khu vực và địa phương. Văn phòng Trung ương thường được tổ chức theo 4 nhóm hoạt động: 1) Kiểm toán nội bộ, pháp chế, thanh tra bao gồm cả khiếu kiện và

xử lý, trực thuộc Tổng Giám đốc, đảm bảo hỗ trợ quản lý chung và phản hồi độc lập với các bộ phận chuyên môn; 2) Các bộ phận chuyên môn thu, sổ thẻ, giải quyết chế độ (cả y tế và xã hội); 3) Tài chính kế toán, đầu tư quỹ; 4) Văn phòng, thông tin tuyên truyền và tin học là các bộ phận hỗ trợ tác nghiệp. Văn phòng BHXH địa phương có xu thế tích hợp hầu hết các dịch vụ an sinh xã hội bao gồm: Hưu trí, tử tuất, trợ cấp con cái, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, trợ cấp người nghèo, đảm bảo y tế cho người già, người nghèo, trợ cấp cho vợ/chồng sau ly hôn… Dường như xu thế này là một sự phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Xu thế này đáp ứng nhu cầu quản trị, liên thông quản lý giữa các cơ quan Chính phủ và các đơn vị dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu giảm thiểu thủ tục hành chính, đáp ứng toàn diện nhu cầu hỗ trợ của người dân trước các rủi ro xã hội.

Hai là, mô hình không xây dựng văn phòng BHXH theo địa giới hành chính (Phần Lan, Hàn Quốc…), chỉ bao gồm văn phòng Trung ương và Văn phòng khu vực. Việc bố trí hệ thống văn phòng dựa chủ yếu vào số lượng đối tượng phục vụ, ví dụ điển hình là mô hình Singapore không có hệ thống văn phòng tuyến tỉnh, chỉ có văn phòng khu vực địa phương phù hợp với hoàn cảnh địa lý của nó bởi đây là một quốc gia nhỏ, có thể nói là không có nông thôn, người dân sống tại các thành phố lớn, tập trung, có hệ thống thuế và ngân hàng phát triển mạnh trên nền tảng công nghệ thông tin phát triển, do đó việc liên thông dữ liệu, quản lý tập trung là rất thuận tiện, không cần có cơ quan trung gian là BHXH tỉnh, huyện.

Ba là, mô hình thị trường tự do (Đức, Pháp..), việc bố trí hệ thống tổ chức phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược kinh doanh của tổ chức. Cấu trúc và tổ chức hệ thống gắn với thị trường và chiến lược kinh doanh thông qua hệ thống đại lý thu. Việc giải quyết chế độ chính sách thông qua văn phòng khu vực. Mô hình này đáp ứng rất tốt nhu cầu chăm sóc khách hàng, nhu cầu phát triển thị trường và nhu cầu hàng hóa của thị trường bảo hiểm.

1.7.3.2. Việc xây dựng hoặc tái cấu trúc hệ thống phụ thuộc vào mục tiêu cải cách hệ thống. Với các tổ chức thuộc Chính phủ thì việc tái cơ cấu chủ

yếu dựa vào vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ mà tổ chức đó đảm nhiệm trong hệ thống của bộ máy Chính phủ nhằm đảm bảo tính ổn định, liên tục và bền vững của tổ chức và thường được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính nhà nước. Mô hình này không đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu mà đặt vấn đề giảm thiểu các thủ tục hành chính, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan cùng thứ bậc hoặc kiểm soát các cơ quan cấp dưới hướng đến sự minh bạch và trách nhiệm của cơ quan thực thi. Ngay cả nước Mỹ, đa phần người dân cũng phản đối thương mại hóa các dịch vụ xã hội bởi nếu tái cấu trúc theo cơ chế thị trường rất có thể làm cho những giá trị cốt lõi của xã hội là tính nhân văn, chia sẻ, đoàn kết bị ảnh hưởng và dẫn đến bất ổn xã hội. Nước Mỹ quan niệm cơ quan an sinh xã hội là cửa chính và chính thức của Chính phủ, là nơi giao kết trực tiếp với người dân, phục vụ người dân và đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội của công dân.

1.7.3.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như yêu cầu ngày càng cao của người dân khiến khi tái cấu trúc hệ thống theo mục tiêu hướng đến tăng năng suất và hiệu quả công việc thông qua việc thay đổi hành vi của đội ngũ cán bộ công chức viên chức của tổ chức thông qua việc tạo lập một môi trường đồng nhất minh bạch đảm bảo khả năng chỉ đạo của các nhà lãnh đạo và sự đóng góp của các thành viên ưu tú, đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý giám sát, tuyên truyền vận động thay đổi hành vi và phát triển năng lực cho cán bộ của hệ thống thì mô hình xây dựng mục tiêu cụ thể để đổi mới sẽ là mô hình phù hợp.

1.7.3.4. Kết hợp cả hai mô hình tái cấu trúc hệ thống nêu trên và xu hướng vận động của hệ thống an sinh xã hội thế giới, hệ thống BHXH Việt Nam nên kết hợp cả hai mục tiêu trong tái cấu trúc hệ thống-đảm bảo chức năng nhiệm vụ vai trò của hệ thống trong việc cung cấp dịch vụ an sinh xã hội cơ bản đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, năng suất và hành vi của đội ngũ cán bộ công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Do vậy, cần xây dựng một hệ thống mới theo hướng vừa đảm bảo nhu cầu chăm sóc khách hàng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại vừa đảm bảo đặc thù vị trí địa lý đặc biệt là vùng sâu vùng xa đảm bảo cho người dân nhất là lao động là người dân tộc tiếp cận với chính sách

an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước một cách chính thức an toàn hiệu quả. Sự hiện diện của Văn phòng BHXH ở các địa phương vùng sâu, vùng xa sẽ góp phần đáng kể vào việc góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc ít người, đồng thời là công cụ đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tác động giúp giáo dục thế hệ trẻ hướng tới một tư duy an sinh xã hội hiện đại thay thế tư duy “trẻ cậy cha, già cậy con”. Nói cách khác, tại các địa bàn vùng sâu vùng xa vẫn cần duy trì các cơ quan BHXH cấp huyện để đảm bảo việc vận động thuyết phục đặc biệt người lao động là người dân tộc thiểu số tham gia vào hệ thống BHXH cho dù có thể hoàn toàn chưa hiệu quả về mặt kinh tế. Việc tái cấu trúc hệ thống tại các vùng có đông người lao động tham gia cần tính đến yếu tố khoa học công nghệ, tin học.

1.7.3.5. Về lâu dài, các văn phòng BHXH địa phương cần đảm đương thực hiện đầy đủ các chức năng khác như hưu trí, tử tuất, trợ cấp con cái, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, trợ cấp người nghèo, đảm bảo y tế cho người già, người nghèo, trợ cấp cho vợ/chồng sau ly hôn… nhằm đảm bảo tiết kiệm nguồn lực xã hội cũng như đảm bảo tính thuận tiện liên thông trong đảm bảo quyền lợi và kiểm soát lạm dụng quỹ BHXH, BHYT.

Như vậy, việc tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của hệ thống đòi hỏi phải nắm rõ lý luận và thực tiễn, nắm rõ xu thế phát triển hệ thống an sinh xã hội trong thời đại 4.0 và chiến lược phát triển ngành BHXH hướng đến chyên nghiệp, hiệu quả, bền vững đáp ứng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Chương II

ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BHXH

VIỆT NAM THEO HƯỚNG TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 93 - 97)