BHXH cấp tỉnh

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 32 - 39)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

1.2.2. BHXH cấp tỉnh

1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT; + Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân tham gia; từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH, BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

- Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định;

- Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHTN, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện);

- Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ - Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định;

- Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT;

- Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo quy định.

-Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc; giám sát việc thực hiện kế hoạch thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc thuộc lĩnh vực BHYT do BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định, cụ thể:

+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật;

+ Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo BHXH Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh. Thanh tra đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh hoặc khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác pháp chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 trong thực hiện nhiệm vụ.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.

- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện BHXH huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc BHXH tỉnh. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành BHXH tỉnh. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo quy định.

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy

Hiện nay, 61 BHXH tỉnh, thành phố có cơ cấu 11 phòng, gồm: 1. Phòng Chế độ BHXH

3. Phòng Quản lý thu

4. Phòng Khai thác và thu nợ 5. Phòng Cấp sổ, thẻ

6. Phòng Tổ chức cán bộ 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính 8. Phòng Thanh tra - Kiểm tra 9. Phòng Công nghệ thông tin

10. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính. 11. Văn phòng

Riêng 02 BHXH Thành phố Hồ Chí Minh và BHXH thành phố Hà Nội có 14 phòng: 1. Phòng Chế độ BHXH 2. Phòng Giám định BHYT 1 3. Phòng Giám định BHYT 2 4. Phòng Quản lý thu 5. Phòng Khai thác và thu nợ 6. Phòng Cấp sổ, thẻ 7. Phòng Tổ chức cán bộ 8. Phòng Kế hoạch - Tài chính 9. Phòng Thanh tra - Kiểm tra 10. Phòng Công nghệ thông tin

11. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính. 12. Văn phòng

13. Phòng Quản lý hồ sơ. 14. Phòng Tuyên truyền.

1.2.2.3. Biên chế, số lượng cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại BHXH cấp tỉnh

a) Biên chế, cơ cấu ngạch theo chức danh nghề nghiệp và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại BHXH cấp tỉnh.

BIÊN CHẾ TẠI BHXH CẤP TỈNH Tổng số: 6910 người Công chức, 215 HĐLĐ theo NĐ68, 353 Viên chức & HĐLĐ làm CMNV chờ thi tuyển, xét tuyển, 6342

Chia theo ngạch và chức danh nghề nghiệp: BHXH cấp tỉnh, tổng số: 6910 Đơn vị: người 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0

Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự và tương Còn lại (HĐLĐ 68)

đương

* Trình độ đào tạo

Trình độ đào tạo

Phân Số Chuyên môn Chính trị Tin học Anh văn NN khác loại lượng Tiến Thạc Đại Tr Còn Cao Trung CN C

(kỹ CN sỹ sỹ học cấp lại cấp cấp Tcấp sở sở N sở sư) Công 215 1 34 180 0 0 0 215 0 4 1 210 8 206 0 1 chức VC 6695 0 622 5472 68 180 353 474 1194 643 222 5830 351 6127 86 131 Tổng 6910 1 656 5652 68 180 353 689 1194 647 223 6040 359 6333 86 132 số

b) Số lượng cán bộ quản lý tại BHXH cấp tỉnh

Tổng số công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại BHXH cấp tỉnh là 1865 người, trong đó công chức 215 người, viên chức 1650 người. Cụ thể:

- Công chức: 54 Giám đốc BHXH tỉnh, 09 Phó Giám đốc phụ trách, quản lý điều hành, 152 Phó Giám đốc BHXH tỉnh.

- Viên chức: 614 Trưởng phòng và tương đương, 1036 Phó trưởng phòng và tương đương.

Đối với cấp phó tại BHXH các tỉnh, thành phố, theo quy định số lượng Phó Giám đốc BHXH cấp tỉnh không quá 03 người; số lượng Phó Trưởng phòng căn cứ vào khối lượng công việc theo chức năng nhiệm vụ, số lượng viên chức của từng đơn vị, BHXH Việt Nam phê duyệt số lượng viên chức cấp phó tại từng đơn vị nhưng tối đa không quá 03 người.

+ Số lượng Phó Giám đốc 63 BHXH tỉnh, thành phố có 152 Phó Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trung bình mỗi BHXH tỉnh có 2,4 người giữ chức danh Phó Giám đốc.

+ Số lượng cán bộ Phó Trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, hiện không có phòng nào vượt quá 03 người, 699 phòng với 1.036 Phó Trưởng phòng, trung bình mỗi phòng có 1,4 người giữ chức danh Phó Trưởng phòng.

1.2.2.4. Tổ chức Đảng của BHXH cấp tỉnh

Tổ chức cơ sở đảng BHXH ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư như lãnh đạo công chức, viên chức và người lao động đề cao tinh thần trách nhiệm, tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, của Ngành; lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu tinh thần trách

nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật... theo phân cấp quản lý; lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan xây dựng tổ chức vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của mỗi đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan. Thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu của cơ sở đảng.

Hiện nay có 63 tổ chức cơ sở đảng BHXH tỉnh, thành phố, trong đó có 59 đảng bộ cơ sở, 04 chi bộ cơ sở BHXH tỉnh, trực thuộc đảng bộ khối các cơ quan tỉnh. Tổng số các chi bộ trực thuộc các đảng bộ cơ sở BHXH tỉnh là 381 chi bộ với 4.019 đảng viên.

Theo quy định đảng bộ cơ sở BHXH tỉnh không lập cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy, cán bộ làm công tác đảng chủ yếu là kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w