Về phân cấp quản lý quy trình nghiệp vụ trong ngành BHXH

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 118 - 120)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

2. Phạm vi nghiên cứu

2.4.6. Về phân cấp quản lý quy trình nghiệp vụ trong ngành BHXH

BHXH Việt Nam đã ban hành các quy trình nghiệp vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, trong đó phân cấp trách nhiệm ở từng cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể: Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; Quyết định số 1456/QĐ-BHXH ngày 01/12/2015 ban hành quy trình giám định BHYT; Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH; Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 ban hành quy định quản lý chi trả BHXH, BHYT, BHTN; Quyết định số 929/QĐ-BHXH ngày 26/7/2018 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam… Trong thực tiễn thực hiện các quy trình phân cấp nghiệp vụ trên cho thấy các ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm, Việc phân cấp cho BHXH cấp huyện trực tiếp tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia; thu, truy thu, hoàn tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện, thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT của người tham gia cư trú trên địa bàn huyện, của học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; trực tiếp cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH; trực tiếp cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT; trực tiếp giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện, giải quyết hưởng BHXH một lần đối với người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại BHXH huyện… đã tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian giải quyết chế độ

cho người lao động và nhân dân khi trực tiếp đến làm việc tại cơ quan BHXH cấp huyện. Từ năm 2019, theo phân cấp của BHXH Việt Nam, thì BHXH tỉnh trực tiếp thực hiện tối đa 10% việc thu BHXH, BHYT, BHTN; việc cấp BHXH, thẻ BHYT; giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe… đối với người lao động của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn nơi có trụ sở BHXH tỉnh. Đồng thời phân cấp thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH huyện tối thiểu 90% tổng số đơn vị tham gia trên địa bàn tỉnh. Chủ trương này, nhằm phát huy cao nhất vai trò của BHXH cấp huyện trong phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN và trực tiếp phục vụ nhân dân. Hiện nay, việc triển khai hệ thống các phần mềm nghiệp vụ, song trùng với phân cấp quy trình nghiệp vụ, duy trì tổ chức bộ phận một cửa tại BHXH cấp huyện để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân và vận hành có hiệu quả hệ thống: “Một cửa điện tử tập trung” để quản lý theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đồng thời với việc nâng cấp Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT, công khai các thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt các thủ tục không cần thiết theo hướng có lợi nhất cho người thụ hưởng chính sách. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong quá trình định hướng, phát triển hiện đại hóa Ngành BHXH. Việc xác định rõ trách nhiệm của từng cấp quản lý trong hệ thống Ngành dọc tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong đó: BHXH cấp huyện thực hiện trực tiếp nhiều nghiệp vụ nhất, là cấp gần dân nhất; BHXH cấp tỉnh ngoài thực hiện một số nghiệp vụ trực tiếp, còn là đầu mối chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ, phân cấp quản lý trong nội bộ cấp tỉnh; thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với BHXH cấp huyện; đặc biệt là vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đối tượng và nhiệm vụ thực hiện chính sách, quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN do Chính phủ giao theo địa bàn hành chính.

Nhược điểm ảnh hưởng tới sắp xếp tổ chức bộ máy, nếu tổ chức BHXH liên huyện, liên tỉnh với địa bàn hành chính rộng hơn, cần có thời gian để sửa

đổi quy trình phân cấp quản lý nghiệp vụ, cập nhật điều chỉnh các phần mềm, cơ sở dữ liệu… tiến trình này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phục vụ của cơ quan BHXH các cấp, nhất là cấp huyện đối với người lao động và nhân dân. Đặc biệt, sự thay đổi tổ chức bộ máy cấp tỉnh, cấp huyện vào thời điểm này sẽ tạo độ trễ, ảnh hưởng rất lớn đến lộ trình triển khai các dự án về CNTT phục vụ công tác quản lý, hiện đại hóa hoạt động của hệ thống ngành BHXH; Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc trên cơ sở dữ liệu quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Hệ thống lưu trữ hồ sơ điện tử; Hệ thống một cửa điện tử tập trung; Hệ thống giám định BHYT điện tử tập trung.... Ngoài ra, hiện nay, việc chi trả các chế độ BHXH qua hệ thống bưu điện tại một số đơn vị còn tồn tại chưa được khắc phục triệt để như: Việc giải đáp thắc mắc của người hưởng còn hạn chế; còn trường hợp ký thay, nhận hộ trên danh sách chi trả, thiếu giấy ủy quyền, công tác quản lý đối tượng chết, hết thời hạn hưởng chưa được cập nhật kịp thời…. Nếu tổ chức BHXH theo liên tỉnh, liên huyện sẽ làm giảm vai trò kiểm soát, hỗ trợ của BHXH các cấp trong phối hợp với đơn vị dịch vụ công, ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân.

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w