II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN
2. Phạm vi nghiên cứu
1.7. Kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức bộ máy thực hiện chính sách an sinh
an sinh xã hội
Tài liệu của Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế (ISSA) cho thấy, hệ thống an sinh xã hội thế giới đang vận động và phát triển như sau:
- An sinh xã hội đa tầng; - Kết nối và chuẩn hóa;
- Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, thuận tiện (dịch vụ thông minh), minh bạch, tin cậy;
- Quản lý thích ứng linh hoạt với nền kinh tế GIG (nghề nghiệp phi biên giới, phi chính thức (không ổn định, không hợp đồng);
-Đảm bảo trách nhiệm chi trả và tính bền vững của quỹ đặc biệt là quản lý rủi
ro;
- Thuê dịch vụ bên ngoài đối với các công việc mà tổ chức thực hiện có thể không hiệu quả bằng thuê các đơn vị cung ứng dịch vụ;
- Phân cấp các hoạt động trực tiếp xuống cơ sở nhằm đáp ứng, giải quyết tốt các yêu cầu cụ thể của thực tiễn, Văn phòng trung ương làm nhiệm vụ kết nối, điều hành vĩ mô;
- Tích hợp BHXH, BHYT.
Mô hình tổ chức thực hiện an sinh xã hội trên thế giới được tổ chức về cơ bản như ba mô hình dưới đây:
- Nhà nước tổ chức thực hiện với các cấp như hành chính (Hàn Quốc), tuy nhiên Hàn Quốc chỉ tổ chức các văn phòng khu vực không có chi nhánh tại quận huyện hoặc xã;
- Tổ chức độc lập, phi lợi nhuận thực hiện;
- Các quỹ tư nhân thực hiện (Mỹ, Chi Lê và 10 nước Mỹ La tinh).
Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, thể chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội mà các tổ chức an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng được tổ chức cho phù hợp với bối cảnh cụ thể của các quốc gia. Rất nhiều quốc gia tin rằng cạnh tranh là phương thức đạt được sự tối ưu về giá cả và chất lượng dịch vụ nên để cơ chế thị trường hoàn toàn điều tiết như Cộng hòa Liên bang Đức có tới
các tổ chức bảo hiểm độc lập nhỏ hơn trong khi có một số quốc gia lại xây dựng mô hình thống nhất do nhà nước quản lý đối với cơ quan BHXH đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản như các nước Bắc Âu: Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Sri Lanka, Nepal.