Về tổ chức Đảng

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 77 - 78)

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1.4.3.Về tổ chức Đảng

2. Phạm vi nghiên cứu

1.4.3.Về tổ chức Đảng

1.4.3.1. Ưu điểm

- Thuận tiện trong việc sinh hoạt đảng do các tổ chức đảng được hình thành từ các ban chuyên môn nghiệp vụ, từ các cơ quan, đơn vị trên cùng địa bàn hành chính.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng đối với cơ quan, đơn vị được tập trung, thống nhất và bám sát nhiệm vụ mà đơn vị được giao.

- Các tổ chức cơ sở đảng BHXH địa phương đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp của cấp ủy địa phương sẽ thuận lợi trong thực hiện nhiệm

vụ chính trị của Ngành. Đặc biệt trong việc thu các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, đây là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, trong bối cảnh hiện nay, xuất hiện nhiều doanh nghiệp, tổ chức trây ỳ, dây dưa, trốn đóng quỹ BHXH cho người lao động với số lượng lớn.

- Các cấp ủy đảng BHXH địa phương nhận được sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên, sâu sát của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương; phối hợp tốt với các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Trong công tác xây dựng Đảng: Công tác quản lý, giám sát đảng viên được sát sao và thuận lợi (do yếu tố địa lý), đặc biệt trong việc nắm diễn biến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vấn đề lịch sử chính trị, vấn đề chính trị hiện nay, qua đó sẽ kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh, nhằm hạn chế những sai phạm, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên.

- Việc tổ chức sinh hoạt cấp ủy, các tổ chức quần chúng, cũng như việc theo dõi, chỉ đạo các hoạt động tại BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có nhiều thuận lợi do trên cùng địa phương, tránh được những khó khăn, phức tạp, tốn kém.

1.4.3.2. Hạn chế, tồn tại

- Hệ thống tổ chức đảng BHXH Việt Nam mặc dù được lập theo 3 cấp nhưng thiếu sự liên thông trong lãnh đạo, chỉ đạo từ Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam đến các tổ chức cơ sở đảng BHXH địa phương.

- Mối quan hệ về tổ chức và công tác giữa Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam với các đảng ủy BHXH các tỉnh, thành phố chưa được xác định rõ ràng, nên trong triển khai những chủ trương, Nghị quyết của Ban Cán sự xuống cơ sở còn gặp vướng mắc.”

1.5. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phươngvà sự phối hợp của các sở, ban, ngành ở địa phương trong tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu 017.18 (Trang 77 - 78)